Vừa qua, Diabetna kết hợp với Ban Thông Tin Truyền Thông - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam cùng hàng loạt các chùa lớn đã vào cuộc nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh tiểu đường, góp phần tích cực vào công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
Ngày càng nhiều phật tử mắc tiểu đường
Thế kỷ 21 là thế kỷ của “các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa”, đặc biệt là bệnh Đái tháo đường. Đái tháo đường đang trở thành quan ngại lớn nhất của y tế công cộng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi năm nhân loại phải tiêu tốn hàng ngàn tỷ USD chi phí trực tiếp cho chữa trị, phòng ngừa biến chứng.
Điều đặc biệt nguy hiểm là bệnh diễn biến âm thầm nhưng hậu quả để lại thì vô cùng tàn khốc. Đái tháo đường đang là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh như biến chứng tim mạch, biến chứng thận, mù mắt, đột quỵ, hoại tử chi... Cứ 20 giây trôi qua lại có một người mắc bệnh ĐTĐ phải cắt cụt chi, trong 3 người bị đái tháo đường thì có 1 người bị tổn thương về mắt. Đây cũng chính là nguyên nhân gây mù lòa cho 1,8 triệu người mỗi năm và là nguyên nhân dẫn tới 50% các ca tim mạch. Đây là căn bệnh chưa thể chữa khỏi. Mọi nỗ lực của y học hiện đại và y học dân tộc mới chỉ dừng lại ở việc làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh.
Đáng buồn là, Việt Nam nằm trong top các quốc gia có tốc độ phát triển Đái tháo đường nhanh nhất thế giới. Nhưng nhận thức của cộng đồng nói chung và phật tử nói riêng về căn bệnh này còn hạn chế.
Bà Tô Thị Vân, một phật tử (Hải Phòng) cho biết: “Số lượng phật tử mắc đái tháo đường tham gia các buổi thuyết pháp của nhà chùa ngày càng nhiều bởi tiểuờng đối với người già chúng tôi mà nói, không chừa một ai. Trước đây số lượng người đến nghe về các chủ đề sức khỏe, về tiểu đường ít hơn bây giờ rất nhiều. Chúng tôi còn nhiều điều chưa biết nên muốn đến để được Sư thầy giảng”.
Diabetna đồng hành cùng Giáo hội Phật giáo nâng cao nhận thức cho bệnh nhân tiểu đường
Trước thực trạng bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hàng loạt các chùa lớn (chùa Pháp Vân, chùa Thắng Nghiêm, chùa Phước Linh, ...) đã đồng hành cùng nhãn hàng Diabetna vào cuộc, tiến hành nhiều hoạt động thiện nguyện nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh này.
Ngày 19/4/2017, biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ, nâng cao nhận thức, chăm sóc phật tử bị tiểu đường trong năm 2017 chính thức được ký kết. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ chiến dịch “chung tay nâng cao nhận thức cho bệnh nhân tiểu đường” do nhãn hàng Diabetna phối hợp với Giáo hội Phật giáo thực hiện. Chiến dịch gồm nhiều hoạt động thiện nguyện mang ý nghĩa xã hội to lớn như:
- Đo đường huyết miễn phí, cung cấp tài liệu, tạp chí về bệnh tiểu đường và tổ chức các buổi thuyết pháp cho Phật tử. Từ đó, giúp phát hiện những người bị tiểu đường, đồng thời cung cấp kiến thức về bệnh, hướng dẫn Phật tử cách sống vui khỏe với bệnh tiểu đường.
- Tổ chức phát động chương trình “bát cháo yêu thương” tại hàng loạt các bệnh viện lớn như Bệnh viện Xanh-pôn, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Nội tiết ... nhằm chung tay chăm sóc sức khỏe cho những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.
- Xây dựng mái ấm tình thương tiểu đường (Chùa Phước Linh – TP.Bạc Liêu và nhiều chùa lớn khác), giúp người bệnh kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc, hạn chế tình trạng bỏ thuốc, hình thành thói quen sinh hoạt lành lạnh để sống chung khỏe mạnh với bệnh tiểu đường...
Nhờ đó, hàng nghìn phật tử đã được cung cấp các kiến thức, kỹ năng đối phó và sống chung với bệnh tiểu đường để ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống của mình, giúp họ tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, đồng thời chủ động ngăn ngừa biến chứng của bệnh.
Bác Nguyễn Thị Mùi, một phật tử (Phú Thọ) cho biết: “Chúng tôi rất xúc động khi được Sư thầy trao tận tay bát cháo, lại còn giảng giải về chế độ dinh dưỡng, luyện tập và dùng thuốc đều đặn, khoa học cho chúng tôi, để có thể sống khỏe mạnh với bệnh tiểu đường. Tôi cảm thấy có động lực hơn rất nhiều để chống trọi với bệnh tật”
Một số hình ảnh từ thiện chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường của chùa Pháp Vân và Thắng Nghiêm
Minh Thư