Dịch bệnh gia tăng, bộ Y tế yêu cầu họp khẩn tăng cường công tác phòng chống

Dịch bệnh gia tăng, bộ Y tế yêu cầu họp khẩn tăng cường công tác phòng chống

Nguyễn Thị Lành

Nguyễn Thị Lành

Thứ 4, 10/10/2018 21:45

Dịch bệnh tay chân miệng và sởi khiến cho nhiều gia đình phải nghỉ làm để vào bệnh viện chăm sóc con. Trước tình hình đó, cơ quan chức năng đã họp khẩn tìm cách đối phó với dịch bệnh.

Dịch bệnh tại các tỉnh phía Nam chưa có điểm dừng

Chưa thấy đỉnh và điểm dừng

Đến chiều ngày 10/10, ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin tại khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) cho thấy, đã có gần 90 bé nhập viện vì bị tay chân miệng (TCM). Cho đến chiều tối cùng ngày, ê - kip bác sĩ, y tá, hộ lý của khoa Nhiễm phải làm việc hết năng suất, không nghỉ ngơi.

Chị Nguyễn Thị Đếm (29 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) cho biết, con trai của chị là bé Hoài P. (2 tuổi) cách đây hai tuần có biểu hiện nóng, sốt, nổi mẩn ở tay. Gia đình mua thuốc cho bé uống nhưng không bớt. Đến ngày thứ ba, chuyển lên bệnh viện tỉnh Tây Ninh thì bác sĩ yêu cầu chuyển viện lên bệnh viện Nhi Đồng 2 vì biến chứng từ bệnh TCM.

Chị chia sẻ: "Khi tới Nhi đồng 2, các bác sĩ khẩn trương cấp cứu cho con tôi, cho cháu thở bằng máy, ăn uống hoàn toàn thông qua ống thông. Nhìn con bệnh, vợ chồng tôi vô cùng xót xa. Sau hơn 1 tuần thở bằng máy, đến nay, con tôi đã được cai máy thở và qua nguy kịch. Dù cả hai vợ chồng đã nghỉ làm nhiều ngày, nhưng nay con khỏe, chúng tôi đỡ lo hơn".

Tin nhanh - Dịch bệnh gia tăng, bộ Y tế yêu cầu họp khẩn tăng cường công tác phòng chống

Phụ huynh mệt mỏi chăm con tại bệnh viện Nhi đồng 2.

Theo các bác sĩ, nhiều bé bị TCM nhưng lại rơi vào thời điểm bé mọc răng, hành nóng sốt, biếng ăn, người bứt rứt, phụ huynh cứ nghĩ đó là triệu chứng của sốt mọc răng, bệnh lý khác nên chủ quan.

Bệnh diễn biến rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời điều trị, gặp biến chứng như viêm não, màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Do đó, khi bé có những dấu hiệu như sốt cao liên tục không hạ, đi đứng loạng choạng, khi ngủ giật mình, chới với thì nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện.

Ths.BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, tình trạng bệnh TCM đến thời điểm hiện tại chưa thấy đỉnh và điểm dừng.

Trong tháng 9, mỗi ngày nhập viện 50 ca thì nay số ca đã tăng lên đến 130 ca/ngày. Trong đó, số ca bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng ở các tỉnh chiếm đến 70%, cụ thể như Tây Ninh, Long An, Bình Phước, Bình Dương… Trong đó có nhiều ca nặng cấp độ 4 phải thở máy, lọc máu…

Ths.BS Nguyễn Thành Đạt, phòng Kế hoạch Tổng hợp, bệnh viện Nhi Đồng 2 nhận định, tình hình dịch bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp. Ở trường học hoặc hộ gia đình nếu phát hiện trẻ bị bệnh tay chân miệng thì cho bé nghỉ học từ 7 - 10 ngày, cách ly hẳn với các bé nhỏ trong gia đình để phòng ngừa bệnh...

Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, quá trình theo dõi dấu hiệu bệnh nặng là rất cần thiết, phụ huynh nên theo dõi diễn biến bệnh của trẻ, không được chủ quan, khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, nên kể chi tiết càng sớm càng tốt cho bác sĩ, sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều trong việc chăm sóc điều trị bệnh tay chân miệng.

Ngoài ra, bệnh sởi, sốt xuất huyết cũng đang ở mức độ trung bình, nhưng người dân cần đưa trẻ chích vắc –xin ngừa sởi cho trẻ đúng và đủ, vì trong số 26 ca bệnh sởi nhập viện đều chưa chích ngừa.

Trước tình hình dịch bệnh bùng phát, nhiều bệnh viện nhi tại TP.HCM đã chủ động tìm cách đối phó với chúng. Đại diện bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho các bệnh nhi, bệnh viện đã sử dụng căn tin bệnh viện kê thêm số giường bệnh cho bệnh nhân.

Trong khi đó, đại diện bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, đã chủ động tăng lượng số giường cho bệnh nhi khi số lượng bệnh nhập viện ngày càng tăng.

Cơ quan chức năng vào cuộc

Trước tình trạng dịch bệnh gia tăng tại phía Nam, chiều 10/10, đại diện bộ Y tế, sở, ban, ngành tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đã tổ chức hội nghị khẩn tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng và sởi khu vực phía Nam.

Theo đại diện sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến ngày 8/10, địa phương này ghi nhận 2.880 ca TCM nhập viện, 5.480 ca ngoại trú. Đặc biệt trong tháng 9, số ca bệnh liên tục tăng cao, lên đến 200 ca nội trú và 500 ca ngoại trú mỗi tuần.

Cùng với bệnh tay chân miệng, bệnh sởi cũng có dấu hiệu gia tăng từ tháng 8 đến nay. Tính đến nay địa phương này ghi nhận 190 ca mắc sởi, trong đó xuất hiện các chùm ca bệnh với nhiều người cùng mắc.

Tin nhanh - Dịch bệnh gia tăng, bộ Y tế yêu cầu họp khẩn tăng cường công tác phòng chống (Hình 2).

Đại diện bộ Y tế phát biểu tại hội nghị phòng chống dịch bệnh các tỉnh phía Nam.

Tại tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2018 đến nay, tỉnh này có 112 ca mắc sởi và hơn 3.000 ca bệnh tay chân miệng. Đây cũng là 1 trong 5 tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ có số ca bệnh tay chân miệng và sởi tăng cao trong thời gian gần đây.

Tại TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm 2018 ghi nhận 4.066 ca bệnh tay chân miệng nội trú và 21.322 ca điều trị ngoại trú. Bên cạnh đó thành phố cũng ghi nhận 132 ca mắc bệnh sởi.

PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng viện Pasteur TP.HCM chia sẻ: "Bệnh tay chân miệng và sởi các tỉnh phía Nam tăng cao chủ yếu ở khu vực miền Đông Nam Bộ gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, một số tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long cũng có dấu hiệu gia tăng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.