Dịch tả lợn châu Phi ở Đồng Nai: Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn tư tưởng "sống chết mặc bay"

Dịch tả lợn châu Phi ở Đồng Nai: Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn tư tưởng "sống chết mặc bay"

Nguyễn Thị Nhâm

Nguyễn Thị Nhâm

Thứ 5, 16/05/2019 19:11

Đồng Nai là tỉnh có đàn lợn lớn nhất nước với khoảng 2,5 triệu con, trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 25%. Hiện, trong số này có những người chăn nuôi nhỏ lẻ chưa có trách nhiệm trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.

Tính đến thời điểm này đã có 5 xã thuộc ba huyện ở tỉnh Đồng Nai xuất hiện dịch tả lợn châu Phi. Lúc này, ngày ngành chức năng cùng các hộ chăn nuôi đều chung tay dập dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, đáng lo ngại nhất vẫn là việc rất còn nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lơ là trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Tin nhanh - Dịch tả lợn châu Phi ở Đồng Nai: Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn tư tưởng 'sống chết mặc bay'

Tiêu huỷ lợn bệnh.

Cụ thể, Đồng Nai là tỉnh có đàn lợn lớn nhất nước với khoảng 2,5 triệu con, trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm 25%.

Ông Trần Văn C., ngụ xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai đang nuôi 3 con lợn thịt. Thông qua các phương tiện truyền thông, ông C. biết dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở Đồng Nai.

Ông cũng biết cách phòng bệnh là phải thường xuyên rắc vôi, vệ sinh chuồng trại, hạn chế người lạ ra vào khu vực chăn nuôi, sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, nhưng ông lại không muốn làm.

“Tôi thấy rắc vôi, khử trùng chuồng trại rất phiền phức, tôi không muốn làm. Thức ăn cho lợn gia đình tôi tận dụng ở trong vườn, thỉnh thoảng lấy thêm thức ăn đổ bỏ tại các nhà hàng, tiệc cưới, quán ăn,... Hơn nữa, nhà tôi nuôi có mấy con nên nếu có bị dịch thì cũng không sao”, ông C. nói.

Tin nhanh - Dịch tả lợn châu Phi ở Đồng Nai: Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ còn tư tưởng 'sống chết mặc bay' (Hình 2).

Kiểm soát chặt chẽ xe chở lợn.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục Trưởng chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai cho biết, khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, Đồng Nai đã thu thập thông tin, tìm nguyên nhân lây lan dịch bệnh.

Ngành chức năng dự đoán, nhiều khả năng lợn bị nhiễm dịch là do giết mổ trái phép và đường thức ăn. Tại hộ có lợn mắc bệnh ở huyện Trảng Bom, ngay trước nhà gia đình này có một lò giết mổ trái phép. Lợn giết mổ tại đây không được kiểm soát.

Còn hộ có lợn mắc bệnh ở Nhơn Trạch là lợn rừng, nuôi thả rông, sử dụng thức ăn dư thừa trong các doanh nghiệp.

Dịch tả lợn châu Phi có 3 đường lây nhiễm chính là vận chuyển, lợn khoẻ mạnh tiếp xúc trực tiếp với lợn mắc bệnh và sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Vừa qua, ngành chức năng Đồng Nai đã khảo sát việc phòng chống bệnh tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và trang trại lớn. Người dân được tuyên truyền đầy đủ về dịch bệnh, nhưng một số hộ vẫn lơ là, không thực hiện phòng bệnh.

Còn các trang trại chăn nuôi lớn thực hiện triệt để công tác phòng bệnh, ngoài rắc vôi, khử trùng, nhiều trang trại còn xây dựng các hàng rào ngăn lây nhiễm, xây các nhà tắm khử trùng trước khi vào trại, thuê các trạm khử trùng di động.

Theo ông Quang, nhiều người có suy nghĩ mình nuôi lợn số lượng ít, dịch bệnh xảy ra thiệt hại không lớn. Đây là tư tưởng rất nguy hiểm. Bởi, nếu lợn của hộ chăn nuôi quy mô nhỏ mắc bệnh sẽ lây lan ra bên ngoài, lợn của những người chăn nuôi xung quanh nhiều khả năng sẽ mắc bệnh.

Để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan, người chăn nuôi nhỏ lẻ cần nâng cao ý thức, trách nhiệm với cộng đồng.

Ngoài ra, các huyện, thị trên địa bàn tỉnh đã mua gần 17.000 tấn vôi để rắc tại các khu vực xung quanh ổ dịch, trục đường giao thông, phát cho hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Phát động tháng tiêu độc, sát trùng, làm sạch môi trường chăn nuôi trong phạm vi toàn tỉnh.

Trên địa bàn Đồng Nai hiện có 48 cơ sở giết mổ trái phép, các cơ sở này giết mổ lợn không qua kiểm dịch, lợn mắc bệnh, lợn chết. Do dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, giá lợn hơi xuống thấp nên tình hình giết mổ trái phép dự báo sẽ phức tạp hơn; sẽ có những gia đình tự giết mổ lợn tại nhà sau đó mang đi bán.
Xác định giết mổ trái phép là một trong những đường chính lây lan dịch, ngành chức năng Đồng Nai sẽ phối hợp, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi giết mổ lậu. Thành lập thêm nhiều chốt kiểm dịch với sự tham gia của người dân, nhằm kiểm soát triệt để việc lưu thông lợn trên địa bàn.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.