Cà chua: Cà chua chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, cũng giống như một số loại quả giàu vitamin C khác, cà chua không được ăn khi đói. Bởi vì, trong loại thực phẩm này chứa một hàm lượng lớn pectin và phenolic, khi đi vào dạ dày phản ứng với axít tạo thành kết tủa, dẫn đến khó chịu và lâu ngày gây tổn thương dạ dày, đau bụng và nôn mửa.
Dù là sử dụng nước ép cà chua hay còn nguyên trái bạn cũng nên ăn lót dạ trước sẽ an toàn hơn. Đặc biệt, đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng.
Quả hồng: Quả hồng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên ăn quả hồng lúc đói bởi trong quả hồng có chứa chất tanin (hay còn gọi là mủ) và chất pectin. Khi bạn ăn hồng lúc đói, hai chất này dưới tác dụng của axít dạ dày sẽ hình thành sỏi trong đó. Nếu sỏi này không được đào thải ra ngoài theo đường tự nhiên, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và gây ra những cơn đau bụng trên, nôn mửa, nôn ra máu… rất nguy hiểm.
Chuối: Trong quả chuối chứa 25% hàm lượng đường nên là chất tăng cường năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, chuối còn chứa tryptophan, sắt và vitamin B6.
Chuối là kho sức mạnh của lợi ích sức khỏe, từ việc duy trì tim khỏe mạnh và giảm mệt mỏi để giảm trầm cảm và táo bón, đến tác dụng làm mát cơ thể, giúp kích thích sản xuất huyết sắc tố, từ đó kiểm soát bệnh thiếu máu, theo Boldsky.
Một trong những chế độ ăn kiêng giảm cân dễ nhất là ăn một quả chuối cùng với một ly nước ấm. Khi ăn chuối và uống nước ấm làm bữa sáng sẽ giúp giảm cơn thèm ăn quá nhiều trong bữa trưa và bữa tối.
Chuối là một trong những thực phẩm ăn kiêng được biết đến nhiều nhất. Nó làm no, hỗ trợ làm giảm táo bón. Tuy nhiên, chuối có chứa nhiều magiê và kali, có thể dẫn đến mất cân bằng 2 chất này trong máu nếu ăn chuối khi bụng đói.
Quả lê: Các chuyên gia nghiên cứu đã chỉ ra, lê là loại quả chứa nhiều nước, carbohydrat và giàu chất xơ. Tuy lượng carb trong lê cao nhưng chỉ số glycemic lại khá thấp chỉ khoảng 33 đến 42 giúp ổn định lượng đường trong máu. Do đó, các chuyên gia khuyến khích người mắc bệnh tiểu đường nên ăn lê thường xuyên.
Nhờ có chứa các hoạt chất có lợi, quả lê giúp duy trì trọng lượng cơ thể và ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2. Bởi trong quả lê giàu flavonoid, epicatechin, quercetin và anthocyanin. Những chất này giúp cải thiện insulin và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng mạnh.
Quả lê có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, K, kali, đồng... Khi bụng đang đói, tuyệt đối không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều axít, tannin hoặc có nhiều nhựa. Chúng có thể gây hại cho dạ dày. Vì vậy, khi đói nên ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như gạo, bột yến mạch, ngũ cốc, trứng, dưa hấu…
Thế Hào (Tổng Hợp)