Mới đây, Tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) của Anh Quốc là tổ chức toàn cầu hàng đầu trong nghiên cứu về giáo dục, sở hữu QS World University Rankings là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới.
Cụ thể, Trường Đại học Duy Tân xếp ở vị trí 495, cũng là trường có thứ hạng cao nhất Việt Nam. Xếp sau đó là trường Đại học Tôn Đức Thắng với vị trí 711-720, tăng 10 hạng.
Đại học Quốc gia TP.HCM từ nhóm 951-1000 lên 901-950, tăng 50 bậc và Đại học Bách khoa Hà Nội giữ nguyên, vẫn nằm trong nhóm 1201-1400. Năm nay, Đại học Huế lần đầu góp mặt trong bảng xếp hạng với vị trí 1201-1400.
Đáng chú ý, Đại học Quốc gia Hà Nội tăng cao nhất 100 bậc so với năm trước. PGS.TS Nghiêm Xuân Huy, Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục lý giải, việc tăng 100 bậc do được đánh giá cao ở tiêu chí Uy tín tuyển dụng (top 472 thế giới - 18,7điểm) và Kết quả tuyển dụng (top 202 - 60,1 điểm, tăng 49,3 điểm so với kỳ xếp hạng trước).
"Bên cạnh đó, Đại học Quốc gia Hà Nội vẫn duy trì tăng trưởng bền vững về công bố quốc tế, duy trì được tỉ lệ giảng viên/sinh viên hợp lý", ông Huy nói.
QS là một trong ba tổ chức xếp hạng đại học nổi tiếng, bên cạnh Times Higher Education (THE) và Shanghai Academic Ranking of World Universities (ARWU).
Bảng xếp hạng năm nay có hơn 1.500 đại học, từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong 9 tiêu chí, danh tiếng học thuật chiếm trọng số lớn nhất - 30%, sau đó là số trích dẫn 20%. Các tiêu chí còn lại là uy tín của trường, tỉ lệ giảng viên/sinh viên, tính quốc tế, mạng lưới nghiên cứu quốc tế, kết quả việc làm và tính bền vững, chiếm 5-15%.
Mỹ có nhiều trường được xếp hạng nhất với 197 trường, tiếp đó là Anh với 90 trường và Trung Quốc với 71 trường.
Đây là năm thứ 13 liên tiếp Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) duy trì vị trí đầu bảng. Đại học Hoàng gia London tăng 4 bậc, lên vị trí thứ 2. Đại học Oxford và Đại học Harvard lần lượt giữ vị trí thứ 3 và 4, trong khi Đại học Cambridge tụt 3 bậc, xuống vị trí thứ 5.
Các tiêu chí xếp hạng
Theo QS, việc xếp hạng Đại học thế giới năm 2025 dựa trên 9 tiêu chí, trong đó có 3 tiêu chí mới áp dụng từ năm 2024 là mạng lưới nghiên cứu quốc tế, phát triển bền vững và kết quả tuyển dụng, tất cả đều chung trọng số là 5%. Những tiêu chí khác có cùng trọng số này là tỉ lệ giảng viên quốc tế (international faculty ratio) và tỉ lệ sinh viên quốc tế (international student ratio).
Trong khi đó, tiêu chí danh tiếng học thuật chiếm trọng số cao nhất là 30%, xếp sau là tỉ lệ trích dẫn/giảng viên (citations per faculty, 20%), danh tiếng với nhà tuyển dụng (15%), tỉ lệ giảng viên/sinh viên (faculty student ratio, 10%). Theo QS, việc điều chỉnh tiêu chí và trọng số các tiêu chí đều nhằm phản ánh những xu hướng nổi bật trong lĩnh vực giáo dục Đại học hiện nay, theo Thanh Niên.
Đặc biệt kết quả được đưa ra dựa trên việc phân tích 17,5 triệu bài báo học thuật và tham khảo ý kiến từ hơn 240.000 giảng viên và nhà tuyển dụng.
Năm 2024, QS xếp hạng hơn 1.500 cơ sở giáo dục Đại học từ 105 quốc gia, vùng lãnh thổ. Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) tiếp tục giữ vị trí số 1 thế giới trong 13 năm qua. Trong khi đó, Imperial College London (Anh) tăng 4 bậc, chiếm vị trí thứ 2, còn Đại học Oxford (Anh), Đại học Harvard (Mỹ) và Đại học Cambridge (Anh) lần lượt xếp hạng 3, 4 và 5. Về tổng số trường Đại học được xếp hạng, Mỹ đứng đầu với 197 đại diện, theo sau là Anh (90) và Trung Quốc đại lục (71).
Từ lâu QS là một trong 3 tổ chức xếp hạng Đại học có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, bên cạnh bảng xếp hạng của Times Higher Education (THE, Anh) và Shanghai Ranking Consultancy (Trung Quốc). QS xếp hạng Đại học từ năm 2004 cùng THE, 1 năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng Đại học toàn cầu do Đại học Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.
Trúc Chi (t/h)