Anker PowerCore Slim A1231
Có thiết kế mỏng nhẹ, nhiều màu nổi bật như xanh dương hay xanh lá, dung lượng 10.000 mAh đủ sạc khoảng 2 lần cho iPhone 12. Sản phẩm có một cổng USB-C Power Delivery công suất 18 W và một cổng USB-A 12 W.
Ngoài việc sạc cho iPhone, iPad hay smartphone Android, thiết bị còn có chế độ sạc nhỏ giọt cho những phụ kiện cần dòng sạc thấp như smartwatch, tai nghe. Giá của sản phẩm là một triệu đồng, đang được vài cửa hàng giảm còn khoảng 700.000 đồng. Ảnh: Affordable Tech Reviews/YouTube.
Aukey PB-Y13
Đây cũng là sản phẩm đáng chú ý khi trang bị 3 cổng USB, gồm một cổng USB-A hỗ trợ Quick Charge 3.0 cho smartphone Android, một cổng USB-C Power Delivery công suất tối đa 18 W sạc nhanh cho iPhone (50% pin trong 30 phút) và một cổng USB-A 12 W.
Thiết bị có dung lượng 10.000 mAh, chất liệu nhựa với kích thước mỏng nhẹ. Sản phẩm có giá niêm yết 900.000 đồng, đang được giảm còn khoảng 400.000 đồng.
RAVPower RP-PB203
Với dung lượng 15.000 mAh đủ để sạc hơn 2 lần cho iPhone 12. Sản phẩm trang bị 2 cổng sạc gồm một cổng USB-C Power Delivery tối đa 18 W và một cổng USB-A hỗ trợ Quick Charge tối đa 12 W.
Ưu điểm của cổng USB Power Delivery là hỗ trợ nguồn ra lẫn vào nên bạn có thể dùng củ sạc Power Delivery để sạc lại cho pin dự phòng. Giá tham khảo của sản phẩm là khoảng một triệu đồng, đang được một số nơi giảm còn 700.000-900.000 đồng.
Aukey PB-WL02
Được trang bị chuẩn sạc không dây Qi tối đa 10 W. Nếu sạc cho iPhone 12, công suất sạc không dây sẽ là 7,5 W còn AirPods là 5 W.
Sản phẩm còn tích hợp cổng USB-C Power Delivery để sạc nhanh có dây cho iPhone và một cổng USB-A hỗ trợ Quick Charge 3.0, nghĩa là có thể sạc cho tổng cộng 3 thiết bị cùng lúc. Sản phẩm có kích thước mỏng nhẹ, dễ dàng di chuyển với giá khoảng 800.000 đồng.
Anker PowerCore Essential A1281
Với dung lượng nổi bật 20.000 mAh đủ sức phục vụ những chuyến công tác, du lịch dài ngày. Cổng USB-C Power Delivery trên sản phẩm giúp sạc nhanh 50% pin trong 30 phút cho iPhone 12, còn cổng USB-A hỗ trợ Quick Charge phù hợp cho những smartphone Android.
Mất khoảng 6,8 giờ để sạc đầy cho pin qua cổng USB-C. Bề mặt sạc được làm bằng nhựa hoa văn giúp chống bám mồ hôi tay. Giá bán cho sản phẩm là khoảng 1,1-1,4 triệu đồng.
Anker PowerCore III Fusion A1624
Được coi là sản phẩm kết hợp giữa củ sạc điện và sạc dự phòng. Ngoài việc sạc cho iPhone trực tiếp từ nguồn điện qua cổng USB-C Power Delivery 18 W hoặc USB-A 12 W, thiết bị còn đóng vai trò là sạc dự phòng với dung lượng 5.000 mAh, giúp sạc đầy pin cho iPhone 12 trong hơn một lần.
Giá của sản phẩm là 900.000 đồng, đang được giảm còn khoảng 600.000 đồng.
Những lưu ý khi sử dụng sạc dự phòng
Cẩn thận trước khi sử dụng
Trước khi sử dụng hoặc sạc pin cho sạc dự phòng, bạn hãy chắc chắn rằng sạc của mình đã khô ráo, trong cổng sạc không có vật lạ rơi vào. Vì các yếu tố vật lí trong sạc rất nhạy cảm với nước hoặc các vật lạ, nếu không cẩn thận sẽ dễ gây ra cháy nổ.
Có nên sử dụng pin dự phòng cho điện thoại khi pin đã đầy?
Hiện nay một số nhà sản xuất có tích hợp tính năng ngắt điện khi pin điện thoại đầy khi sạc pin nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng pin dự phòng cho điện thoại khi pin đã đầy. Chính vì thế, nếu bạn cần sử dụng tính năng này có thể hỏi cửa hàng để chắc chắn sử dụng.
Không nên nạp pin cho sạc dự phòng quá lâu
Hầu như tất cả sạc dự phòng đều có đèn LED báo hiệu mức pin và có thể tự ngắt điện để tránh quá nhiệt. Tuy nhiên, để an toàn bạn nên ngắt sạc sau khi đã đầy.
Trường hợp để sạc pin nguyên đêm hoặc trong thời gian dài không có sự kiểm soát có thể dẫn tới trường hợp nguồn điện không ổn định hoặc sạc lâu bị quá nhiệt có thể dẫn đến cháy nổ.
Không để sạc dự phòng trong cốp xe
Nhiều người có thói quen cho các vật dụng như điện thoại, sạc dự phòng vào trong cốp xe khi di chuyển mà không biết rằng thói qune này mang lại mối nguy hiểm rình rập lại rất cao, bởi nhiệt độ trong cốp khá nóng, nhất là khi động cơ xe phải chạy dưới trời nắng.
Nếu vừa cắm sạc điện thoại rồi bỏ cả hai vào cốp là điều cực kỳ không nên làm vì nhiệt độ sẽ rất cao, dẫn đến nguy cơ cháy nổ, vậy nên mọi người nên lưu ý.
Phần lớn các loại pin dự phòng có thương hiệu và được bảo hiểm cháy nổ đều không cho phép pin vừa sạc vừa xả.
Không nên vừa sạc vừa xả
Khi cho phép pin sạc-xả cùng lúc thì lõi pin sẽ phải thực hiện “sạc-xả” liên tục làm cho nhiệt độ của pin sạc dự phòng tăng lên cao đột ngột dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao. Đồng thời cũng làm hại pin, và các thiết bị liên quan.
Mặt khác do quy trình sạc xả liên tục nên dung lượng pin không được IC nguồn ghi nhận chính làm cho việc sạc pin quá tải mà sạc dự phòng hay điện thoại không ngắt, hoặc pin sạc chưa đầy nhưng thiết bị đã báo đầy. Vậy nên, dù sạc dự phòng của bạn có thể vừa sạc vừa xả thì cũng không nên dùng như vậy.
Đăng Khoa (t/h)