Phạm Trọng Tùng
Tuyến đường Vành đai 3 (cầu vượt thấp) đi qua hồ Linh Đàm:
Ngày 6/10, dự án tuyến đường Vành đai 3 (cầu vượt thấp) đi qua hồ Linh Đàm được khánh thành và chính thức thông xe sau gần 1 năm thi công.
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 dưới thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường Vành đai 3 là một trong những dự án thuộc danh mục các công trình trọng điểm của TP.Hà Nội năm 2019-2020.
Quy mô dự án gồm 2 cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm với tổng chiều dài gần 542m, chiều rộng mỗi cầu 13m; bố trí 2 nhánh kết nối với đường Vành đai 3 trên cao với tổng chiều dài gần 555m, bề rộng mỗi cầu 7m.
Đường Vành đai 3 trên cao Mai Dịch - Nam Thăng Long:
Hơn 5 km đường Vành đai 3 trên cao Mai Dịch - Nam Thăng Long đã được thông xe nối liền mạch giao thông cửa ngõ Thủ đô đã được thông xe vào ngày 11/10.
Hoàn thành cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông khu vực phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Bảo đảm tiết kiệm chi phí, thúc đẩy thông thương, vận tải hành khách, hàng hóa giữa trung tâm Hà Nội với khu vực phía Bắc và vùng lân cận qua đó tạo động lực iển kinh tế, văn hoá, xã hội của các khu vực này.
Tuyến đường dài 5,3 km, trong đó chiều dài cầu cạn là 4,8 km, gồm phần kết cấu nhịp dầm Super-T 4.426 m và phần kết cấu nhịp dầm thép 404 m. Dự án được xây dựng với quy mô bốn làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, mỗi làn rộng 3,75 m; hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, dải phân cách giữa... Đây là đoạn đường trên cao duy nhất tại Hà Nội được thiết kế vận tốc 100 km/h.
Tuyến đường vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng:
Tuyến đường vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở đến Ngã Tư Vọng (dài 2km, qua đường Trường Chinh, Hà Nội) đang trong giai đoạn hoàn thiện để chuẩn bị thông xe. Đây là một đoạn tuyến trong tổng thể Dự án tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội đi qua địa bàn 4 quận: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân; có điểm đầu tiếp giáp phía nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở với tổng chiều dài đoạn tuyến xấp xỉ 5,1 km, vốn đầu tư khoảng 9.400 tỷ đồng. Dự án được thực hiện theo hình thức hợp tác công tư, loại hợp đồng BT. Trong đó 4.194 tỷ đồng chi cho giải phóng mặt bằng.
Các hạng mục gồm: cầu chính (bề mặt 19m), cầu dẫn (bề mặt 7m) và các nhánh dẫn kết nối với đường bên dưới tại 3 vị trí là cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.
Công trình xây dựng, cải tạo, chỉnh trang khu vực xung quanh Hồ Gươm:
Sau năm tháng thi công, dự án chỉnh trang, kè, lát đá Hồ Gươm đã hoàn tất khiến khu vực bờ hồ như được khoác bộ cánh mới sang trọng, hiện đại nhưng vẫn giữ được vẻ trầm lắng, cổ kính
Dự án kè, lát đá, chỉnh trang Hồ Gươm phải thi công khối lượng khá lớn với chiều dài kè bê tông cốt sợi dài 1.452 m, lát đá vỉa hè và chỉnh trang lại cây xanh với tổng diện tích cải tạo khoảng 3,7 ha.
Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!
Bình luận không đăng nhập
Người Đưa Tin Pháp Luật