Cha mẹ thường mắc phải 03 sai lầm khi rửa mũi cho con
Hiện nay, cha mẹ hay dùng nước muối sinh lý rửa mũi khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rửa mũi cho con đúng cách và thường mắc phải những sai lầm dưới đây.
1. Sai lầm khi lựa chọn dụng cụ
Thông thường, khi rửa mũi tại nhà, các mẹ thường lựa chọn dụng cụ như bình rửa mũi hoặc xi lanh. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý đến áp lực phun nước ra từ vòi rửa, nếu vòi xịt quá mạnh có thể gây tổn thương niêm mạc mũi non nớt của trẻ, đặc biệt khi sử dụng xi lanh.
Không chỉ vậy, với những bình rửa mũi hay xi lanh dùng lại nhiều lần, trước khi rửa cần làm sạch, sát khuẩn bằng cồn y tế hoặc nước sôi để đảm bảo dụng cụ không trở thành vật dụng gián tiếp mang mầm bệnh tấn công trẻ.
Cha mẹ cần lưu ý thêm, không được tự pha chế dịch rửa mũi, nhỏ mũi tại nhà. Dịch rửa an toàn nhất cho bé chính là nước muối sinh lý được bán tại các nhà thuốc. Với nồng độ đã được kiểm nghiệm, nước muối sinh lý sẽ phù hợp nhất và không gây tổn thương cho niêm mạc mũi.
2. Lạm dụng rửa mũi
Một số người cho rằng, thường xuyên rửa sẽ giúp mũi của con luôn sạch sẽ, thậm chí, một ngày rửa nhiều lần mà không biết việc ngày vô tình làm mất đi hàng rào bảo vệ tự nhiên của mũi – chính là dịch nhầy được niêm mạc tiết ra. Do vậy, mũi trẻ lại dễ bị khô rát và mầm bệnh tấn công.
Cha mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé khi có dịch, nghẹt mũi, cản trở đường thở. Một trong những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị cảm lạnh.
3. Không nắm được các bước rửa mũi đúng cách
Khi rửa mũi cho trẻ cần được giữ ở tư thế đúng và kiểm soát hơi thở để tránh không bị sặc, đau hay tránh dịch rửa lên tai gây viêm tai giữa.
Rửa mũi không đúng cách nguy hiểm như thế nào?
Rửa mũi khoa học, đúng cách giúp loại bỏ đờm đặc bít tắc ở ống mũi, đồng thời loại trừ vi khuẩn, bụi bẩn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ mắc phải những sai lầm trên có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.
Rửa mũi không khoa học có thể dẫn tới viêm tai giữa
ThS.BS Đào Đình Thi – BV Tai Mũi Họng TƯ cho biết, rửa mũi đúng cách sẽ làm dịch rửa theo đường thông mũi ra bên ngoài. Tuy nhiên, khi thực hiện trên trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi, do không kiểm soát được hơi thở, trẻ có thể bị sặc, nước muối sẽ không thoát hoàn toàn ra bên ngoài mà xì ra hai bên tai. Chính vì vậy, chỉ từ bệnh cảm lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi thông thường, nhiều trẻ đã gặp phải biến chứng viêm tai giữa, một bệnh nguy hiểm và khó chữa lành hơn. Không những thế, tai – mũi – họng thông nhau, tình trạng viêm tai dai dẳng cũng khiến cho viêm họng, viêm mũi cấp có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Tổn thương niêm mạc mũi, trẻ dễ ốm hơn
Mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp, có vai trò lọc sạch bụi bẩn và làm ấm không khí, ngăn chặn vi khuẩn, vi-rút tấn công. Trong đó, niêm mạc mũi là một trong những hàng rào thực hiện chức năng này, bằng cách tiết dịch nhầy mỗi ngày, niêm dịch sẽ giữ lại bụi bẩn, vi khuẩn, vi-rút, sau đó hệ thống lông chuyển sẽ đẩy và thải những chất bẩn này ra ngoài. Khi niêm mạc mũi trẻ bị tổn thương, trẻ dễ bị mầm bệnh tấn công và gây bệnh cho đường hô hấp trên và sâu hơn là đường hô hấp dưới: phổi, phế quản.
Vậy như thế nào là rửa mũi đúng cách, khoa học?
Để rửa mũi đúng cách, an toàn cho con, cha mẹ cần nắm được các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bình rửa mũi, rửa sạch, sát khuẩn và nước muối sinh lý.
Bước 2: Đặt đầu trẻ đúng tư thế. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặt bé nằm nghiêng, một bên má áp trên khăn sạch, khô, mềm để thấm dịch rửa. Mẹ giữ đầu bé, tránh bé cử động sai tư thế gây sặc dịch rửa.
Với trẻ lớn hơn (khoảng 3 tuổi trở lên) bé có thể đứng và cúi đầu. Hướng dẫn trẻ thở bằng miệng để tránh sặc nước.
Đối với trường hợp dịch mũi của bé còn lỏng thì mẹ có thể bắt tay vào rửa luôn. Còn dịch mũi bé đặc, đóng gỉ, vảy nên nhỏ từ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mũi để làm mềm gỉ. Lúc này, mẹ có thể mát-xa mũi nhẹ nhàng để gỉ và vảy bong ra dễ và nhanh hơn.
Bước 3: Xịt nước muối vào một bên lỗ mũi trên, nước muối sẽ theo lỗ thông mũi, đẩy dịch nhày mũi sang lỗ mũi dưới và ra khăn thấm.
Bước 4: Dùng khăn khô mềm, sạch lau mũi, rửa mặt cho bé.
Rửa mũi đúng cách, khoa học hỗ trợ tốt trong việc điều trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ. Tuy nhiên, chính những sai lầm trên khiến trẻ việc này lại phản tác dụng ngược lại.
Hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân do chúng bị nhiễm lạnh dẫn tới cảm. Bên cạnh đó, trẻ có thể bị ho, sốt, đau rát họng. Lúc này, cần có giải pháp điều trị toàn diện, việc rửa mũi chỉ là một trong những biện pháp hỗ trợ. Tham khảo ý kiến chuyên gia, ThS.BS Nguyễn Văn Đàn giảng viên Trường Đại học Y Dược TP. HCM cho biết: Hắt hơi, sổ mũi ở trẻ nguyên nhân thường gặp do virus (Tây y) và do trẻ nhiễm lạnh (Đông Y), cha mẹ cần điều trị ngay khi con chớm xuất hiện triệu chứng để đẩy lui bệnh nhanh cho con và ngăn ngừa biến chứng, với những lưu ý sau:
– Hạ sốt cho con bằng biện pháp chườm khăn ấm, chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao (thường trên 39 độ).
– Làm dịu cổ họng cho con bằng cách cho bé bú chia nhiều cữ nhỏ hoặc uống nước ấm.
– Vệ sinh mũi cho con bằng bông sạch hoặc rửa mũi với nước muối sinh lý.
Theo ThS. BS Nguyễn Văn Đàn, những triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho trên phần lớn do trẻ nhiễm lạnh. Vì vậy, khi loại trừ khí lạnh khỏi cơ thể trẻ, bệnh sẽ lui. Hiện nay, cha mẹ có thể lựa chọn Siro ho cảm từ thảo dược như Quất (Tắc), Húng Chanh, Gừng, Mật Ong, đây là những loại thảo dược giúp giải cảm, giảm ho hiệu quả.
Ngoài ra, các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo, ngay khi trẻ bị nhiễm lạnh thì vừa xoa Dầu Tràm – Khuynh diệp vừa day huyệt dũng tuyền sẽ có tác dụng làm ấm cơ thể. Và nhỏ một vài giọt Dầu tràm – Khuynh diệp vào nước tắm không chỉ giữ ấm, mà khi trẻ sẽ hít hơi nước có chứa tinh dầu sẽ làm lưu thông hốc mũi và tăng sức đề kháng.
Để lựa chọn được sản phẩm tốt, các mẹ nên lựa chọn sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, với nguồn gốc dược liệu đạt tiêu chuẩn GACP- WHO và được sản xuất trên dây chuyền GMP- WHO để đảm bảo được chất lượng cũng như an toàn, hiệu quả trong trị bệnh cho trẻ.
Ds. Hương Giang