Điểm mặt những căn bệnh gây nguy hiểm sức khỏe do ăn nhiều đường

Điểm mặt những căn bệnh gây nguy hiểm sức khỏe do ăn nhiều đường

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 6, 22/06/2018 14:53

Theo chuyên gia, nếu thường xuyên uống đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa như béo phì, rối loạn lipid máu, tăng glucose máu.

image

Clip: BHXH Việt Nam lên tiếng về việc giảm giá một số dịch vụ y tế

Trao đổi với PV bên lề hội thảo Công bố các khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường đề phòng, chống bệnh không lây nhiễm, TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục Trưởng cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) cho biết, trong những năm qua tiêu thụ đồ uống có đường tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tăng rất cao gây ra những hậu quả sức khỏe nặng nề mà ít người biết tới. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia hiện nay trung bình người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự nhiên/ngày gần bằng mức giới hạn tốt đa (50g/ngày) cao hơn gấp đôi so với mức tiêu thụ của tổ chức Y tế thế giới (25g/ngày). 

Việc ăn nhiều muối, đường cùng chế độ ăn không hợp lý, ít chất xơ và nhiều chất béo làm gia tăng các bệnh lý không lây nhiễm như tim mạch, đột quỵ... Nếu thường xuyên uống đồ uống có đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa như béo phì, rối loạn lipid máu, tăng glucose máu. Trong đó, nguy cơ béo phì được cho là nhiều và thấy rõ nhất. 

Theo một nghiên cứu gần đây khi theo dõi 40.000 nam giới trong 2 thập kỷ cho thấy, những người uống một lon nước có đường mỗi ngày có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc chết vì nhồi máu cơ tim cao hơn 20% so với những người ít khi uống đồ ngọt.

Điểm mặt những căn bệnh gây nguy hiểm sức khỏe do ăn nhiều đường

Hội thảo Công bố các khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới về kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường đề phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Theo lý giải của các chuyên gia, đồ uống có đường là đồ uống có lượng đường tự do bao gồm các loại đường đôi và đường đơn bổ sung vào thực phẩm và nước uống hoặc đường tự nhiên có trong mật ong, nước hoa quả…

Uống đồ uống có đường làm tăng nguy cơ béo phì do đây là thực phẩm cung cấp năng lượng nhanh nhưng lại nghèo dinh dưỡng. Trẻ em từ 2- 5 tuổi thường xuyên uống nước ngọt tăng nguy cơ béo phì lên 43%. Ở người lớn uống 1 lon nước ngọt/ngày có nguy cơ bị béo phì tăng 60% trong 1,5 năm.

Uống đồ uống có đường có liên quan chặt chẽ với bệnh đái tháo đường tuýp 2. Người thường xuyên uống nước ngọt 1 lon/ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 26% so với người không uống nước có đường. Đồ uống có đường có liên quan mật thiết tới căn bệnh tiểu đường thai kỳ.

Việc uống một lon nước ngọt có thể giúp cho chúng ta cảm thấy ăn những đồ ăn uống ngon miệng hơn nhưng hậu quả không thể lường trước được. Người uống quá nhiều đồ uống có đường thường xuyên có thể đối mặt với căn bệnh ung thư. Nhiều bằng chứng đã chứng minh thừa cân và béo phì có liên quan tới hàng loạt các bệnh ung thư như: ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư túi mật, ung thư thận, gan, thực quản, buồng trứng, tuyến tụy, tuyến tiền liệt.

Ngoài ra việc thường xuyên uống đồ uống có đường có thể tăng nguy cơ mắc bệnh gút, bệnh lý về xương (răng bị ăn mòn, sâu răng). Đặc biệt dùng nước soda nhiều làm giảm khả năng hấp thu can xi niệu dẫn tới nguy cơ loãng xương ở người phụ nữ. Đồ uống có đường còn làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể như kali, caxi, phospho, vitamin tăng nguy cơ mắc bệnh lý thận tiết niệu như sỏi thận, bệnh thận mãn tính.

PGS.TS. Trương Tuyết Mai (Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia) cũng cho hay, chế độ ăn uống thừa đường gây ra hàng loạt nguy hại cho sức khỏe. Trong đó, thận là cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng rất lớn khi tiêu thụ đường nhiều. Nghiên cứu trên động vật bị mất nước khi bù nước bằng nước ngọt sẽ làm tình trạng mất nước thêm nghiêm trọng hơn gây ra tổn thương thận thông qua cơ chế làm tăng sinh huyết tương và tiết niệu với sự kích thích copeptin dẫn tới tổn thương ống thận và stress oxy hóa thận.

Đường có liên quan tới hệ thống tiêu hóa khi uống nước ngọt có ga sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa trong khoang miệng, thực quản và dạ dày liên quan tới mắc căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản, xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý cơ học dạ dày.

“Uống thường xuyên nước có đường làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não và sa sút về trí tuệ. Uống nước ngọt có ga liên quan đến bệnh tim mạch thiếu máu cục bộ, đột quỵ ở phụ nữ và nam giới. Tiêu thụ chất ngọt nhân tạo và soda chứa đường tăng nguy cơ ung thư hạch và bệnh bạch cầu ở nam và nữ”, PGS.TS Mai nói.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.