Điểm nghẽn công nghiệp VN: Không phải 'ngứa chỗ nào là gãi chỗ đó'

Điểm nghẽn công nghiệp VN: Không phải 'ngứa chỗ nào là gãi chỗ đó'

Triệu Kiều Chinh

Triệu Kiều Chinh

Thứ 5, 08/06/2017 09:20

“Công nghiệp là ngành liên tục nhập siêu, điều này cho thấy ngành công nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, thiếu chủ động và dễ tổn thương trước biến động của thị trường thế giới”.

Đây chính là điểm yếu của ngành công nghiệp Việt Nam mà Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Đức Hưng chỉ ra tại hội thảo “ Kế hoạch tái cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 hướng tới tăng trưởng nhanh và bền vững” được tổ chức mới đây.

Tiêu dùng & Dư luận - Điểm nghẽn công nghiệp VN: Không phải 'ngứa chỗ nào là gãi chỗ đó'

 Một nghịch lý là nước ta nhập khẩu hàng hóa công nghiệp tập trung chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu (nguồn ảnh: vietnamnet.vn)

Tại hội thảo, đại diện Bộ Công thương cũng giới thiệu cụ thể bản dự thảo kế hoạch cơ cấu ngành công nghiệp, trong đó nêu ra 12 điểm nghẽn đối với ngành này và đặt mục tiêu là khơi thông, xử lý nhanh, có hiệu quả các điểm nghẽn.

Một số điểm nghẽn đáng chú ý như nhập siêu kéo dài trong ngành công nghiệp cho thấy năng lực nội tại còn yếu, mặc dù là nền kinh tế tăng trưởng dựa khá nhiều vào xuất khẩu. Tuy nhiên, nghịch lý là nhập khẩu hàng hóa công nghiệp lại tập trung chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp xuất khẩu.

Điều này cũng cho thấy công nghiệp ở nước ta phát triển chưa bền vững, mất cân đối về chuỗi giá trị khi không có khả năng tự cung ứng về nguồn đầu vào và máy móc thiết bị cho sản xuất công nghiệp, dẫn đến ngành công nghiệp trong nhiều năm vẫn cơ bản chỉ có thể phát triển ở khâu gia công. Việc quá bị phụ thuộc vào nhập khẩu và dẫn đến sự thiếu chủ động và dễ tổn thương trước các biến động của thị trường thế giới, đặc biệt là phải nhập khẩu máy móc thiết bị sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất.

Thêm vào đó, việc thu hút và tận dụng nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Quá trình hội nhập và ưu tiên thu hút đầu tư FDI tạo ra môi trường cạnh tranh, áp lực lớn hơn cho các doanh nghiệp nội địa. Không những vậy, phần lớn các ngành công nghiệp cho xuất khẩu ở Việt Nam do các doanh nghiệp FDI nắm giữ…

Trước những điểm nghẽn nêu trên, một số chuyên gia kinh tế đặt ra vấn đề trong khi các nước tiến hành công nghiệp hóa thành công, ngay từ đầu họ đã tận dụng  kinh tế thị trường quốc tế và xây dựng mô hình tổng quát là hướng về xuất khẩu thì nước ta lại “mập mờ” trong việc này.

Cụ thể, theo TS. Bùi Tất Thắng – Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phân tích: “Ở một số nước đã thành công về công nghiệp hóa như Hàn Quốc, Nhật Bản… Ngay từ đầu họ đã tận dung kinh tế thị trường quốc tế hiện đại và mô hình tổng quát của họ đều hướng về xuất khẩu, còn nước ta bắt đầu từ thời kỳ đổi mới lại đưa ra một hướng rất nước đôi đó là: Hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những ngành, lĩnh vực mà ta có thế mạnh. Nhưng cuối cùng khi thực hiện lại không thiết kế được chính sách”.

Ông Thắng cho rằng, muốn có mô hình công nghiệp hóa thì phải có tính nhất quán vì đã hướng về xuất khẩu không thể đồng thời thay thế nhập khẩu, điều này sẽ khiến chính sách triệt tiêu nhau và thực thế là vậy. Trong 30 năm đổi mới, ban đầu có thể có một số thành công vì chúng ta xuất khẩu phần lớn những gì ta có, thế nhưng với hướng đi nói trên khi tổng kết lại có kết quả ngược lại là nghiêng mạnh về nội địa chứ không phải xuất khẩu.

Theo ông Thắng, trong vòng từ 5 đến 10 năm trở lại đây, Việt Nam có hai nền kinh tế công nghiệp đó là một nền kinh tế công nghiệp FDI do nước ngoài chi phối và thống lĩnh, chiếm vị trí rất thượng phong, thứ hai là công nghiệp nội địa, công nghiệp quốc gia có xu hướng co lại và dần bị lạc hậu, “ một nền công nghiệp hóa mới có thể chấp nhận việc này không?” – ông Thắng đặt câu hỏi.

Cuối cùng, ông Thắng chốt lại nếu chỉ dừng lại tập trung giải quyết điểm nghẽn thì chưa chắc đã đảm bảo được việc tăng trưởng nhanh và bền vững mà phải xử lý cái ngắn hạn trên nền tảng dài hạn chứ không phải chỉ giải quyết theo kiểu “ thấy ngứa chỗ nào thì gãi chỗ đó”.

Được biết, Bộ Công thương là đơn vị được Chính phủ giao đề án “ Kế hoạch tái cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020” và sẽ trình Thủ tướng trong tháng 6/2017.

Thiên Di

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.