TS Nguyễn Tiến Luận, chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH Nguyễn Trãi khẳng định: Hiện nay các trường ngoài công lập có thể đào tạo tốt đáp ứng nhu cầu xã hội, ông Luận cho rằng đào tạo đại học ở nước ta quá dài công tác đào tạo thiếu kinh nghiệm so với các nước trên thế giới.
Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập - ông Phan Quang Trung (Ảnh: Phan Chính)
Ông Lê Công Huỳnh, hiệu trưởng ĐH Thành Tây kiến nghị:” Điểm sàn có phải là là vấn đề quản lý hay là nhu cầu về xã hội vì vậy trong hoàn cảnh hiện nay mà Bộ GD-ĐT không thay đổi điểm sàn thì các trường ngoài công lập sẽ tan hết kéo theo lãng phí rất lớn về cơ sở vật chất và tiền bạc. Mặc dù biết rằng, sức mạnh của các trường là số lượng sinh viên nhưng với trường chúng tôi rất khó có lời giải. Bởi vì khi vừa thành lập xong, trường tôi tuyển được 700 sinh viên, năm sau tuyển được 600 sinh viên và năm 2010 tuyển được 400 sinh viên, đến năm nay dự kiến tuyển 200 sinh viên cũng khó”.
Nếu cứ đà này các trước tư thục, ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu thì sẽ tan rã sớm, hiện nay nếu hạ điểm sàn thì sợ không đảm bảo chất lượng còn không hạ thì các trường ngoài công lập không có sinh viên đến học. Sức mạnh của một trường năm ở sinh viên chứ điểm sàn không đánh giá được chất lượng đào tạo.
Ông Đặng Văn Định, chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH Chu Văn An (Ảnh: Phan Chính)
Ông Đặng Văn Định, chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH Chu Văn An: “Theo tôi, điểm sàn là do đề thi, điểm thi nên thường không ổn định. Tại sao thi tốt nghiệp có kết quả như vậy nhưng thi đại học lại có kết quả ngược lại. Cần phải có kiểm định kết quả trên.Điểm sàn làm cho các trường khổ sở, điểm sàn có lẽ là một sáng kiến của Bộ gây khó cho các trường top dưới, Công tác làm đề thi của Bộ quá thiếu kinh nghiệm nên dẫn đến giá trị thấp.”
Ông Trần Hữu Nghị, hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng: Thi “3 chung” thì phải có điểm sàn và quy định điểm sàn phải xác định như thế nào để các trường ngoài công lập có thí sinh đến học. Tôi nghĩ, với hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp thì chẵng nhẽ lại không tính toán để khoảng 300.000 thí sinh đỗ vào đại học. Việc xây dựng điểm sàn dựa trên nhiều yếu tố nhưng nhiều trường đại học chỉ lấy bằng điểm sàn của Bộ thì sinh viên vào trường công lập chứ tội gì vào dân lập cho tốn tiền.
Hiện nay, cả nước có khoảng 100 trường ĐH, CĐ ngoài công lập đang rơi vào tình trạng khó tuyển sinh vì thiếu nguồn tuyển. Nếu không tuyển được sinh viên vào học, các trường sẽ phải giải tán thì việc chủ trương xã hội hóa đối với giáo dục là không hiệu quả.
PGS.TSKH Hoàng Trọng Yêm, hiệu trưởng Đại học Dân lập Lương Thế Vinh cho rằng: Việc xác định điểm sàn phải trên cơ sở đảm bảo đầy đủ nguồn cho các trường đại học công lập và ngoài công lập. Muốn thế phải xác định số ảo vì hàng năm số ảo rất lớn, các em có thể trên điểm sàn nhưng vẫn không chịu nhập học hoặc đi du học Nếu không xác định thêm số ảo thì các trường ngoài công lập sẽ không có nguồn để tuyển đủ.
Ông Bùi Thiện Dụ, hiệu trưởngĐại học Dân lập Phương Đông: “Chúng ta rất cần một quy chế tuyển sinh đủ linh hoạt, và việc bỏ hay không bỏ điểm sàn, bỏ hay giữ ba chung vẫn chưa phải gốc của vấn đề. Gốc của vấn đề là hiện nay chúng ta vẫn chưa có triết lý giáo dục thống nhất”
Phan Chính ghi