Theo ghi nhận, chiếc điện thoại này đã được trao cho Hitler bởi Wehrmacht và được lãnh đạo Đức Quốc xã sử dụng để đưa ra những mệnh lệnh của mình trong 2 năm cuối cùng của Thế chiến II.
Chiếc điện thoại được thu giữ vào năm 1945 và được cất giữ trong một viện bảo tàng của Anh. Nó được sản xuất bởi hãng Siemens với màu đen, nhưng sau đó được sơn thành màu đỏ và được khắc tên của Hitler cùng biểu tượng Swastika của Đức Quốc xã.
Nhà đấu giá mô tả điện thoại như là thiết bị di động giết người của Hitler và gọi đó là vũ khí phá hoại kinh khủng nhất, gây ra hàng triệu cái chết trên toàn thế giới.
Sĩ quan người Anh Ralph Rayner thu giữ điện thoại từ hầm của Hitler khi đến thăm Berlin chỉ một vài ngày sau khi chiến tranh kết thúc. Con trai ông là Ranulf Rayner, 82 tuổi, đã thừa kế điện thoại sau cái chết của cha mình vào năm 1977. Theo Ranulf thì cha mình đã không thể nghĩ rằng chiếc điện thoại này là một phần di tích trong những ngày vinh quang của Hitler và không bao giờ nghĩ nó trở thành một vật dụng quan trọng.
Cũng theo Ranulf, ông cảm thấy hạnh phúc để nói lời tạm biệt dành cho chiếc điện thoại này dù số tiền nhận được không phải là quá lớn, bởi lẽ ông sẽ không phải sống trong sợ hãi rằng điện thoại có thể bị ăn cắp bởi một tên trộm nào đó.
Được biết, trong một bức thử gửi cho vợ là Elizabeth vào ngày 18/5/1945, Ralph Rayner đã viết về những kỷ niệm kinh hoàng ở Berlin nhưng không đề cập đến những món quà lưu niệm đáng giá mà ông đã sở hữu, bởi theo Ranult thì nếu điều này được tiết lộ, cha của ông sẽ phải đối diện với một tòa án quân sự.
Ngoài điện thoại, Ralph cũng thu giữ một mô hình sứ của chú chó Alsatian được lấy từ hầm trú ẩn của Hitler và cất giấu trong túi xách của mình khi trở về Devon, một tỉnh ở miền Tây nước Anh. Mô hình này cũng đã được bán đấu giá với số tiền thu về là 24.300 USD, khoảng 550 triệu đồng.
Ranuft Rayner cho biết ông hy vọng những vật dụng này sẽ được lưu giữ trong một ngày nào đó tại một bảo tàng. Ông không muốn cất giấu nó và muốn nhắc nhở cả thế giới về sự khủng khiếp của chiến tranh.
Kiến An