Điều gì xảy ra khi Mỹ áp lệnh trừng phạt Trung Quốc ở Biển Đông?

Điều gì xảy ra khi Mỹ áp lệnh trừng phạt Trung Quốc ở Biển Đông?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 13/12/2016 06:32

Các biện pháp trừng phạt đối với các các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông có thể sẽ là một phần trong chính sách của Mỹ vào năm sau.

Đầu tuần trước, Thượng nghị sĩ Marco Rubio - nhân vật từng là ứng viên ra tranh cử tổng thống đảng Cộng hòa hồi đầu năm - đã giới thiệu một dự luật lên ủy ban Đối ngoại Thượng viện, trong đó đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với hành động bất tuân pháp luật của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Tiêu điểm - Điều gì xảy ra khi Mỹ áp lệnh trừng phạt Trung Quốc ở Biển Đông?

Thượng nghị sĩ Marco Rubio muốn trừng phạt Trung Quốc ở Biển Đông.

Dự luật này, được gọi là "Đạo luật xử phạt trên Biển Đông và biển Hoa Đông năm 2016", trong đó nhắm tới những cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Đông, thông cáo của văn phòng Thượng nghị sĩ Rubio mô tả.

"Những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp và đe dọa an ninh thương mại của Mỹ trong khu vực, với những tác động có thể cảm nhận được tại chính các cảng biển ở Florida ngay lúc này", ông Rubio lưu ý.

"An ninh của các đồng minh trong khu vực và đời sống kinh tế của chúng ta không có thể bị đe dọa bởi sự vi phạm trắng trợn, có tính liên tục của Bắc Kinh đối với các quy tắc quốc tế trong việc theo đuổi sự thống trị ở Biển Đông và biển Hoa Đông", ông nói thêm.

Dự luật này sẽ đại diện cho một sự thay đổi đầy tham vọng trong chính sách của Mỹ. Nếu được thông qua, đạo luật sẽ yêu cầu tổng thống Mỹ phải thực hiện một loạt các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân và các tổ chức của Trung Quốc tham gia hoạt động phi pháp ở Biển Đông và xử phạt lần lượt các tổ chức tài chính của bên thứ ba có sự tương tác cố ý với các đơn vị này.

Ngoài ra đề xuất của ông Rubio cũng chứa các thay đổi quan trọng khác như hạn chế viện trợ nước ngoài cho các quốc gia đứng về phía lập trường của Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Và quan trọng hơn, chuyển đổi lập trường lâu dài trước đó của Mỹ khi cường quốc này từng không đứng về bên nào trong các bên tranh chấp lãnh thổ.

Đây sẽ là nền tảng pháp lý cho chính quyền mới của Mỹ tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông và khẳng định điều này thông qua việc thực hiện quyền tự do tuần tra hoạt động trên biển và mở rộng hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á.

Đặc biệt hơn, đề nghị của ông Rubio cũng áp dụng phù hợp với tính chất phán quyết được đưa ra bởi Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện Biển Đông hôm 12/7, trong đó dành thắng lợi cho Philippines.

Điều gì xảy ra khi dự luật được thông qua?

Tiêu điểm - Điều gì xảy ra khi Mỹ áp lệnh trừng phạt Trung Quốc ở Biển Đông? (Hình 2).

Tàu tuần tra của Trung Quốc trên Biển Đông.

Theo bình luận viên Ankit Panda từ The Diplomat chắc chắn khi được thông qua, dự luật này sẽ làm dậy sóng đối với chính quyền và dư luận Trung Quốc. Với mục tiêu bảo vệ tính toàn vẹn của cái gọi là "lợi ích cốt lõi", giới quan sát đánh giá một khi lệnh trừng phạt từ Mỹ cản trở ý muốn của Bắc Kinh, nó sẽ thổi bùng lên ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, buộc chính phủ nước này có những biện pháp trả đũa Washington, cũng như kéo quan hệ song phương tụt dốc.

Các biện pháp trừng phạt, như được nêu bởi ông Rubio, có quy định cụ thể cho từng giai đoạn trừng phạt theo các điều kiện nhất định, bao gồm cả việc Trung Quốc đơn phương thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông hay tiếp tục cải tạo, quân sự hóa tại các đảo chiếm đóng phi pháp. Trong ý nghĩa cụ thể, luật trừng phạt sẽ tạo một số "lằn ranh đỏ" kiềm chế Trung Quốc đi quá xa, giảm bớt sự ngang ngược trong khu vực.

Đề xuất của Thượng nghị sĩ Rubio đang nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả châu Á. Một số người đã đề nghị bổ sung thêm chế tài cho dự luật này trong một số tình huống cụ thể. Trong đó có các chi tiết lưu ý rằng Mỹ nên gộp chung cả vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên biển trong các cam kết hay hiệp ước bảo vệ đồng minh của mình.

Theo giới quan sát, mục đích cốt lõi của dự luật này là hạn chế hành vi của Trung Quốc, tuy nhiên nó cũng bị đặt ra câu hỏi về việc liệu đây chỉ là một thông điệp lập pháp đơn thuần hay là nỗ lực kiềm chế nghiêm túc của Mỹ.

Với những dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump có thể theo đuổi một chính sách cứng rắn hơn và coi Trung Quốc là đối thủ chính ở châu Á, chắc chắn đề xuất dự luật này sẽ có cơ hội được thảo luận trong chính sách mới của nước Mỹ trong năm sau.

Ông Rubio không phải là các nhà lập pháp đầu tiên muốn Washington quyết đoán hơn ở Biển Đông thông qua một đạo luật chính thức. Hồi đầu năm nay, Mike Pompeo thành viên đảng Cộng hòa đến từ Kansas và hiện tại là giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương trong nội các mới của ông Trump đã đề xuất một nghị quyết công nhận phán quyết PCA như một ràng buộc pháp lý và phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.