Amelia May Earhart là tên đầy đủ chính thức của bà. Earhart sinh ngày 24/7/1897 tại Kansas, một tiểu bang ở Tây Trung nước Mỹ. Bà mang trong mình dòng máu Đức - Mỹ thế nên cá tính của Kansas có phần nào mạnh mẽ và ưa mạo hiểm. Earhart là nữ phi công đầu tiên trên thế giới bay một mình qua Đại Tây Dương, ngoài ra bà cũng lập thêm nhiều kỷ lục khiến nhiều người thán phục, chính điều này khiến bà đi đến một tham vọng lớn hơn là: Bay vòng quanh thế giới. Nhưng năm 1937 là năm Earhart mất tích. Chính vì Earhart quá nổi tiếng nên sự mất tích của bà càng được thêu dệt và nhuốm màu bí ẩn.
Amelia Earhart
Nữ hoàng không gian
Ngay từ khi còn nhỏ, Earhart đã cho mọi người thấy rằng bà mang sẵn trong người dòng máu thích phiêu lưu. Làm bạn với cô bé lúc đó không phải là những con búp bê, bà chỉ thích chơi những trò nghịch ngợm của đám con trai. Bên cạnh đó, bà rất thích sách vở, mỗi khi có cơ hội là Earhart tìm đến thư viện đọc sách.
Năm 1916, Earhart tốt nghiệp Hyde Park High School rồi vào Ogontz School ở Rydal, Pennylvania nhưng rồi bỏ học. Thế chiến thứ nhất bùng nổ, cô gái hiếu động này sang thăm chị ở Toronto vào dịp Giáng sinh 1917, rồi tình nguyện gia nhập hội Hồng Thập Tự và trở thành y tá tại Bệnh viện Quân y Spadina Military Hospital giúp săn sóc thương bệnh binh Canada từ chiến trường Âu châu quay trở về đất mẹ. Sống trong không khí đó càng thôi thúc cô gái trẻ mong muốn làm một điều gì đó thật đặc biệt, đúng với tính cách mạnh mẽ của mình. Trong một dịp đi xem triển lãm về hàng không, khi nhìn những chiếc máy bay vút cao trên bầu trời, cô nhận ra rằng, đời mình sẽ gắn liền với trời xanh và thỏa sức tung cánh vẫy vùng.
Thời bấy giờ, đối với phụ nữ mà nói, thật sự rất khó khăn để được tạo điều kiện trở thành một phi công mà nhất là được cả thế giới ngưỡng mộ như Earhart đạt được sau này. Ngày ấy học nghề phi hành rất tốn kém. Làm cách nào kiếm tiền để học bay. Earhart quyết tâm làm đủ mọi nghề, từ thư ký tới tài xế, thợ chụp hình tới hầu bàn để có tiền đóng học phí. Để trở thành một phi công bà đã phải hy sinh hầu hết những nhu cầu làm đẹp của phụ nữ. Vào năm 1923, bà được Liên đoàn hàng không quốc tế cấp bằng bay. Từ đó, lịch sử hàng không thế giới bắt đầu ghi nhận những kỷ lục do Earhart lập nên khiến cho cả những nam phi công cũng phải thán phục.
Nữ phi công này được người ta tấm tắc khen ngợi vì một mình bay trong chuyến vượt Đại Tây Dương và chuyến bay không ngừng dọc nước Mỹ.
Danh vọng lên đến đỉnh cao khi Earhart được tổng thống Mỹ ngày đó là Hoover tiếp đón tại Tòa Bạch ốc và báo chí so sánh cô với phi công nổi tiếng Lindberg và gọi cô là Lady Lindy và Nữ hoàng không gian.
Earhart- nữ hoàng không gian
Những giả thuyết về vụ mất tích bí ẩn
Ngày đó, máy bay vẫn còn lạc hậu, biện pháp an toàn còn nhiều thiếu sót, mỗi chuyến bay là cả một sự đánh cược lớn với mạng sống của mình. Cả nước Mỹ như rúng động khi Earhart tuyên bố sẽ bay vòng quanh thế giới. Vào những năm cuối của thập niên 1930, Earhart đã diễn thuyết tại nhiều nơi đề cao vai trò phụ nữ trong nghề bay và được Đại học Purdue tài trợ đóng riêng cho cô một chiếc máy bay để cô tiếp tục làm công việc thám hiểm.
Phát hiện mấu chốt Những tìm hiểu cuối cùng của các chuyên gia kết luận: Thực sự vào thời điểm đó, một số người ở Thái Bình Dương, Canada có nhận được tín hiệu thông tin từ dải tần số trên mà sau này chúng tôi biết rằng đó là Earhart. Như một định mệnh đã an bài cho cô, những thông tin đó không được cung cấp cho những người có trách nhiệm .Gần đây nhất, một đoàn sinh viên đã tìm thấy trên đảo Nikumaroro, một hòn đảo không người sinh sống ở Tây Nam Thái Bình Dương hài cốt của một phụ nữ trẻ. Sau khi phân tích AND, người ta khẳng định đó chính là nữ phi công xấu số |
Năm 1936, chiếc máy bay Lockheed Electra 10E ra đời với nhiều bộ phận cải tiến như bình xăng lớn hơn nhằm vượt chặng đường 29000 dặm (47.000 km) vòng quanh thế giới. Earhart gọi con chim sắt hiện đại này của mình là phòng thí nghiệm bay "Flying Laboratory".
Tuy nhiên, vài chuyến bay thử của Electra gặp trục trặc và cho mãi tới 1/6/1937, chiếc Electra trên có Earhart là phi công chính và một thợ máy là Fred Noonan mới khởi hành từ Miami thực hiện hành trình bay vòng quanh thế giới.
Electra ngừng ở nhiều nơi như Nam Mỹ, Phi châu... và tới Lae, Tân Guinea vào 29/6/1937. Như thế Earhart đã vượt được hành trình 22000 dặm (35.000 km) và con đường còn lại là sẽ là 7000 dặm (11000 km) qua Nam Thái Bình Dương.
Earhart và Noonan rời Papua Tân Guinea vào 2/7/1937 hướng tới Howland Island nhưng rồi từ đó máy bay và người bặt vô âm tín.
Rất nhiều giả thuyết được đưa ra như họ đã hết nhiên liệu và rơi xuống Thái Bình Dương. Có người còn cho rằng người Nhật đã bắt giữ và thủ tiêu tất cả. Lại có giả thuyết cho rằng, Earhart vẫn còn sống và lui về sống một cuộc sống bình thường với vai trò của một bà nội trợ.
Một giả thuyết nổi bật khác và với những đầu mối như trêu ngươi cho rằng, họ sống sót sau vụ máy bay phải hạ cánh khẩn cấp, nhưng lại bỏ mạng tại Nikumaroro, một hòn đảo không người ở của nước Cộng hòa Kiribati. Một chuyến thám hiểm hòn đảo này được thực hiện vào năm 2010, đã thu hồi được một con dao bỏ túi và một cái bình thủy tinh . Với sự thu thập đó phần nào dần làm cho người ta tin rằng có lẽ người nữ phi công huyền thoại nhưng xấu xố đó thực sự đã bỏ mạng tại đảo.
Như đã đề cập ở trên, các nhà nghiên cứu chuyên về tai nạn hàng không khẳng định rằng, các tín hiệu đã được gửi đi từ máy bay nhưng vì một lý do nào đó không ai tiếp nhận, ngay cả lực lượng tuần tra bờ biển lẫn quân đội cũng không hề có bất cứ thông tin nào. Khi các cuộc tìm kiếm đi vào ngõ cụt, tất cả đều khẳng định Earhart thực sự gặp phải tai nạn bất ngờ và họ bỏ qua mọi ý kiến cho rằng, cần xem xét lại vụ việc.
Các nhà phân tích đã sử dụng hệ thống quản lý thông tin số hóa, phần mềm mô hình ăng-ten, và phân tích sóng vô tuyến các kênh tín hiệu, TIGHAR lại kiểm tra tất cả 120 báo cáo được biết đến của tín hiệu vô tuyến thuộc dạng có nghi vấn, hoặc bị cáo buộc đã được gửi từ máy bay của Earhart sau buổi trưa giờ địa phương vào ngày 02/07 năm 1937 đến ngày18/7/1937, khi tìm kiếm chính thức kết thúc. Họ kết luận rằng 57 trong số 120 tín hiệu báo cáo đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, “máy bay của Earhart đã hạ cánh xuống mặt đất Gillespie”, giám đốc điều hành TIGHAR phát biểu.
Tin nhắn cuối cùng người ta nhận được là khi Earhart bay qua khu vực đảo Howland ở Thái Bình Dương. "Chúng tôi là trên dòng 157 337. Chúng tôi sẽ lặp lại thông điệp này. Chúng tôi sẽ lặp lại điều này trên 6210 kilocycles”. Theo giả thuyết của TIGHAR, Earhart đã sử dụng đài phát thanh của máy bay để thực hiện các cuộc gọi bị nạn trong vài ngày cho đến khi máy bay bị cuốn trôi xuống dưới rạn san hô và biến mất trước khi Hải quân tìm kiếm trong khu vực.
TIGHAR xây dựng một danh mục chi tiết và phân tích tất cả các tín hiệu radio mất, bộ phận truyền tin của máy bay Electra do Earhart lái (NR16020) có thể hoạt động trên ba tần số cơ bản: 3105 kHz, 6210 kHz và 500 kHz. Trong chuyến bay thế giới của mình, Earhart truyền bằng tần số 3105 kHz vào ban đêm, 6210 kHz khi ban ngày, bằng cách sử dụng máy phát 50 watt-WE-13C.
Trong điều kiện đường truyền thuận lợi, những người ở Bờ Tây Hoa Kỳ vào ban đêm có thể nghe được dải tần số 3105 kHz nếu nó được phát đi từ trung tâm Thái Bình Dương. Vào thời điểm Earhart mất tích, đài phát thanh ở Nicaragua nhận được ba mã Morse 50-watt tuy nhiên các trạm chỉ gửi đi các dòng mã hóa không có tiếng nói. Thông tin này sau đó được xác định là giả mạo.
Tín hiệu cứu nạn qua hệ thống radio Dựa trên những nghiên cứu mới nhất gần đây, các chuyên gia thuộc tập đoàn quốc tế về phục hồi các tai nạn máy bay trong lịch sử (TIGHAR) cho biết, trước khi gặp nạn và mất tích, Earhart thực sự đã gửi tín hiệu cứu nạn qua hệ thống radio. Điều này bác bỏ hoàn toàn thông tin cho rằng đài kiểm soát không lưu khi đó không nhận được bất cứ tín hiệu cầu cứu nào từ nữ phi công huyền thoại. Theo như kết quả điều tra được thực hiện ngay sau khi Earhart mất tích, các nhân viên chịu trách nhiệm giám sát lộ trình bay khai rằng, tại thời điểm trước khi xảy ra tai nạn họ không nhận được bất cứ thông tin gì từ Earhart. Nhiều người còn phỏng đoán rằng, tín hiệu cầu cứu chỉ thực sự được gửi đi sau khi máy bay mất tích, có thể do một số lỗi kỹ thuật trong khi truyền phát tin nên không ai nhận được lời cầu cứu của Earhart. Mới đây, trong một cuộc họp và thảo luận kéo dài suốt ba ngày, các nhà nghiên cứu đã lên phương án thăm dò các mảnh vỡ của máy bay bằng công nghệ cao. |
Bảo Long