"Điều không ổn" trong dự báo phòng chống tham nhũng 2019

"Điều không ổn" trong dự báo phòng chống tham nhũng 2019

Dương Thu

Dương Thu

Thứ 3, 13/11/2018 16:03

Tình trạng “tham nhũng vặt” sẽ tiếp tục là vấn đề phức tạp cần phải tập trung giải quyết. Một số biểu hiện như “lợi ích nhóm”, doanh nghiệp “sân sau” vẫn có thể xảy ra cần được tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm.

"Lợi ích nhóm", doanh nghiệp "sân sau" có thể xảy ra

Dự báo tình hình tham nhũng năm 2019 trong báo cáo Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2018 do Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội sáng 13/11 nêu lên một số nội dung nổi bật.

Theo đó, trong phần đánh giá chung, ngoài nội dung về tình hình tham nhũng và công tác PCTN, báo cáo dành một phần để dự báo tình hình tham nhũng năm 2019.

Cụ thể, dự báo trong thời gian tới, tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi và thuyên giảm.

Công tác PCTN tiếp tục đạt được kết quả toàn diện, tích cực, rõ rệt, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Chính trị - 'Điều không ổn' trong dự báo phòng chống tham nhũng 2019

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo trước Quốc hội sáng 13/11.

“Tuy vậy, tình trạng “tham nhũng vặt”, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc sẽ tiếp tục là vấn đề phức tạp cần phải tập trung giải quyết.

Một số biểu hiện như “lợi ích nhóm”, doanh nghiệp “sân sau” vẫn có thể xảy ra cần được tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm, nhất là trong các lĩnh vực như: quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; đấu thầu; đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công; cổ phần hóa, quản lý doanh nghiệp Nhà nước”, báo cáo nêu rõ.

Ngoài phần dự báo này, báo cáo cũng chỉ ra một số nguyên nhân khiến công tác PCTN còn có sự yếu kém, hạn chế. Cụ thể, một số cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu một số địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ PCTN.

Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế kinh tế - xã hội và PCTN trên một số lĩnh vực còn chậm; kỷ cương, kỷ luật ở một số nơi còn bị buông lỏng.

Cơ chế kiểm soát quyền lực nhằm PCTN còn chậm được hoàn thiện; việc đánh giá công tác PCTN còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu lấy kết quả PCTN là thước đo đánh giá phẩm chất, năng lực, trách nhiệm và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.

Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng thấp do đối tượng phạm tội tham nhũng là người có chức vụ quyền hạn, có ảnh hưởng và quan hệ rộng, thủ đoạn che giấu tinh vi; các vụ án thường xảy ra khá lâu mới bị phát hiện; quy định pháp luật về tài sản hoặc tiền bị tịch thu từ tội phạm còn bất cập; đối với các vụ án tham nhũng có yếu tố nước ngoài thì việc điều tra giải quyết rất khó khăn do nhiều nước Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp…

"Tôi thấy có điều chưa ổn"

Ngay sau khi nghe các báo cáo, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về các nội dung báo cáo nêu. Là người phát biểu đầu tiên trong phiên thảo luận buổi sáng, ĐBQH Nguyễn Minh Sơn (đoàn Tiền Giang) đã bày tỏ những băn khoăn về nội dung dự báo tình hình tham nhũng năm 2019 mà báo cáo của Chính phủ nêu.

ĐBQH Nguyễn Minh Sơn nêu quan điểm: “Tôi thấy có điều chưa ổn. Chúng ta không thể đề ra chỉ tiêu năm tới phòng bao nhiêu, chống bao nhiêu”.

Ông cũng nhận định, năm 2018 là năm mà hoạt động PCTN gặt hái được nhiều kết quả tích cực nhất từ trước đến giờ. Nguyên nhân thì rất nhiều, báo cáo của Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp đã phân tích, làm rõ.

“Việc của chúng ta là ban hành luật, sửa luật, ban hành nhiều văn bản dưới luật để PCTN. Nhưng tham nhũng là con người, người có chức, có quyền trừ nhân dân. Như vậy, đối tượng có điều kiện và khả năng tham nhũng có thể ước đoán được. Nhưng không phải ai có chức, có quyền cũng tham nhũng, nên chức quyền dù to hay nhỏ, cao hay thấp chỉ là điều kiện, còn lương tâm, phẩm chất đạo đức con người là cái quyết định.

Muốn phòng ngừa tham nhũng thì xây dựng phẩm chất đạo đức con người cán bộ là quan trọng hàng đầu. Làm nhiều luật, sửa nhiều luật cũng chỉ góp phần ngăn chặn hành động tham nhũng, nhưng con người tham thì họ tìm đủ mọi cách.

Nhiều nước tiên tiến có lịch sử pháp luật hàng trăm năm vẫn có kẽ hở, nên cần tập trung xây dựng phẩm chất đạo đức con người đi đôi với tăng nặng hình phạt cho hành vi tham nhũng. Đồng ý pháp luật là công bằng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, người biết luật, người cầm cân nảy mực, người thi hành nhiệm vụ PCTN mà vi phạm pháp luật về PCTN thì tội phải nặng hơn”, ông nêu ý kiến.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.