Điều Thổ Nhĩ Kỳ cần làm để “ngáng chân” Mỹ tại Syria

Điều Thổ Nhĩ Kỳ cần làm để “ngáng chân” Mỹ tại Syria

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 4, 19/09/2018 19:24

Để ngăn chặn khả năng hình thành cộng đồng người Kurd ở miền Bắc Syria bởi các chiến binh người Kurd do Mỹ hậu thuẫn, và để giải quyết vấn đề Idlib, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cần hồi sinh quan hệ với Chính phủ Syria, giới quan sát Ankara cho hay.

Ankara nên thiết lập sự hợp tác với chính quyền Damascus để làm đảo lộn các kế hoạch của Washington trong việc gia tăng hiện diện quân sự ở phía Đông sông Euphrates, giới quan sát chính trị Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.

Quân sự - Điều Thổ Nhĩ Kỳ cần làm để “ngáng chân” Mỹ tại Syria
Lính Thổ Nhĩ Kỳ ở biên giới với Syria. 

“Mỹ đang cố gắng mở rộng vùng ảnh hưởng của mình, đặc biệt là ở các vùng lãnh thổ phía Đông sông Euphrates”, Ozdemir Akbal, một nhà nghiên cứu chính trị và đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ, nói với tờ Sputnik.

“Tất nhiên, hành động đó của Washington không phù hợp với lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ. Rõ ràng, những bất đồng vẫn tiếp diễn trong quan hệ Mỹ-Thổ, điều đó diễn ra chủ yếu là do Mỹ không từ bỏ chính sách hỗ trợ đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD) (mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố)”, chuyên gia nói thêm.

Ông nhấn mạnh rằng Ankara đang tìm cách ngăn chặn Mỹ tăng cường vị thế ở phía Bắc Syria thông qua việc hỗ trợ cho người Kurd tại khu vực. “Tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ không thành công”, nhà nghiên cứu phát biểu.

Trong khi đó, ông Ceyhun Bozkurt - nhà quan sát chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng Mỹ sẽ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược của mình, bất chấp các hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ tại phía Bắc Syria.

“Chúng tôi thấy rằng sự hiện diện của Mỹ ở vùng lãnh thổ phía Đông sông Euphrates ngày càng gia tăng”, ông Bozkurt nhấn mạnh. “Ngay từ đầu cuộc chiến Syria, mục tiêu căn bản của Mỹ là hình thành một hành lang kéo dài từ phía Bắc Iraq tới Bắc Syria ra Địa Trung Hải. Bộ phận thuộc Syria của hành lang này, theo kế hoạch của Washington, được hình thành bởi PYD và các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG)”, ông nói thêm.

Chuyên gia giải thích rằng chiến dịch quân sự mang tên Khiên Euphrates và Nhành Oliu đã phá hỏng trò chơi của Mỹ.

“Ngay cả James Jeffrey, đặc phái viên của Mỹ về Syria, cũng đã thừa nhận rằng họ muốn hình thành hành lang Manbij-Afrin, chạy dọc qua phía Tây al-Bab, nhưng chiến dịch Nhành Oliu đã phá vỡ kế hoạch đó”, ông Bozkurt nói.

Theo ông, Mỹ đang cố gắng bảo tồn các cấu trúc mà họ đã tạo ra ở Manbij và vùng phía Đông Euphrates.

Quân sự - Điều Thổ Nhĩ Kỳ cần làm để “ngáng chân” Mỹ tại Syria (Hình 2).
Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Ông cho rằng Washington đang tìm cách hướng sự chú ý của Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi Manbij để củng cố vị trí của họ ở phía Đông Euphrates trong trường hợp bị tấn công bởi lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ông tin rằng Mỹ cần điều đó để thúc đẩy quá trình tạo ra một khu vực tự trị của người Kurd trong các cuộc đàm phán về tương lai Syria.

“Ý tưởng này đã được in sâu trong đầu công chúng địa phương trong một thời gian. Phía Mỹ do đó nói rằng để giải quyết vấn đề Syria, vùng này phải trở thành vùng tự trị. Việc triển khai các căn cứ mới của Mỹ chắc chắn nhằm tới đảm bảo an ninh cho khu vực này trong tương lai. Hành động đó chắc chắn gây ra những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ”, chuyên gia nhận định.

Do đó, theo ông, để giải quyết vấn đề này, Thổ Nhĩ Kỳ cần hợp tác duy trì với Nga và Iran trong khuôn khổ đàm phán Astana về Syria nhằm thuyết phục các đồng minh và Iraq đối đầu với đảng PYD, đảng Lao động Kurd (PKK), và quan trọng hơn cả là thiết lập quan hệ hợp tác với Damascus.

Cho đến nay, các mối quan hệ giữa Ankara và Damascus đã được duy trì dưới sự hòa giải của Nga, quan sát viên nhấn mạnh. “Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề Idlib và tình hình tại khu vực phía Đông sông Euphrates đòi hỏi phải thiết lập một cuộc đối thoại trực tiếp giữa các bên. Sự không chắc chắn cần được loại bỏ càng sớm càng tốt”, ông nói.

Mối quan hệ giữa Ankara và Damascus đã xấu đi kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tại Syria. Mặc dù giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã phần nào làm dịu đi lập trường của mình đối với Damascus và Tổng thống Syria Bashar al-Assad song hai bên vẫn không có quan hệ ngoại giao. Về phần mình, Chính phủ Syria coi sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ của họ là bất hợp pháp.

Xem thêm: Tuyên bố đầy bất ngờ của ông Trump với vụ Syria bắn rơi máy bay Nga

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.