Buồng trứng là bộ phận cơ quan sinh dục nữ. Buồng trứng là nơi sản xuất ra các tế bào trứng, có chức năng tạo giao tử và tuyến nội tiết của cơ thể.
Khi trong buồng trứng xuất hiện các gen bị đột biến, hay do sai lệch trong quá trình phân chia, nhân đôi thì sẽ hình thành nên tế bào ung thư. Trên thế giới, ung thư buồng trứng chiếm khoảng 30% trong tổng số các loại ung thư sinh dục nữ.
* Theo từng giai đoạn ung thư buồng trứng sống được bao lâu?
* Vén màn sự thật ung thư buồng trứng có chết không?
Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, có phác đồ điều trị kịp thời vừa nâng cao hiệu quả điều trị, vừa ảnh hưởng ít đến sức khỏe. Ngược lại nếu phát hiện lúc muộn, điều trị rất khó khăn nên hiệu quả thấp, chi phí tốn kém và còn rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân.
Việc bệnh nhân thực hiện theo phác đồ như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe, giai đoạn phát hiện bệnh, mức độ phát triển của khối u, nhu cầu của bệnh nhân,... Do đó, với mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định một phác đồ riêng.
Tuy nhiên, để các bác sỹ đưa ra một phác đồ điều trị ung thư buồng trứng thích hợp vẫn cần dựa vào những nguyên tắc và mục đích sau:
- Giúp loại bỏ khối u triệt để nhất (có thể) bằng phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị. Hoặc cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp vào với nhau.
- Các ung thư giai đoạn muộn, cần hóa trị hoặc xạ trị trước nhằm giảm tổng lượng khối u và chuyển thành giai đoạn có thể phẫu thuật được.
- Việc điều trị cho bệnh nhân nhằm mục đích triệt căn, hay hỗ trợ, hay giảm nhẹ triệu chứng kéo dài thời gian sống.
Các phương pháp điều trị cụ thể
Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định cho hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng, các trường hợp khối u chưa lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể và sức khỏe bệnh nhân có đủ điều kiện.
Phẫu thuật ở giai đoạn sớm.
Với những bệnh nhân được phát hiện sớm có thể sử dụng phẫu thuật để cắt bỏ khối u hoặc cắt bỏ một bên hoặc cả 2 bên buồng trứng.
Phẫu thuật ở giai đoạn muộn.
Có khoảng 75% bệnh nhân ung thư buồng trứng phát hiện ở giai đoạn muộn khối u đã lan lên phía trên ổ bụng.
Nếu bệnh nhân có đủ điều kiện sức khỏe sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hết khối u trong ổ bụng. Hoặc một vài trường hợp sẽ được sử dụng hóa chất để bổ trợ trước sau đó mới phẫu thuật.
Hóa trị
Hóa trị được chỉ định trong các trường hợp như:
- Bệnh nhân không đủ sức khỏe để phẫu thuật, bệnh ở giai đoạn sớm: Giúp bệnh nhân diệt tế bào ung thư, ngừa nguy cơ phát triển và lây lan của tế bào ung thư.
- Giai đoạn sớm có nguy cơ cao: Sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ được hóa trị để tiêu diệt những tế bào ung thư buồng trứng còn lại để giảm nguy cơ bệnh tái phát.
- Giai đoạn lây lan: Giảm nhẹ triệu chứng giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống.
Các loại hóa chất được sử dụng như: Paclitaxel, Carboplatin, Docetaxel, Doxorubicin, Paclitaxel, Dose-dense, Cisplatin, Etoposide,.... Tùy vào mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại hóa chất thích hợp để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Nhưng nếu người bệnh có thể phát hiện sớm , có phác đồ điều trị thích hợp, đồng thời tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ đem lại hiệu quả cao và giúp bệnh nhân lấy lại sự sống.
Phạm Hưng