Phát biểu tham luận tại Hội nghị tổng kết tác năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022 của Bộ GTVT, ông Phạm Việt Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam (VABA) cho biết, dịch Covid-19 tác động bất lợi đến hoạt động của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam trong năm 2021.
Trong khi đó, dự báo năm 2022, các doanh nghiệp hàng không tiếp tục chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch bệnh Covid-19. Từ đó, một loạt những khó khăn, thách thức điên tục được đặt ra đối với các doanh nghiệp hàng không, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới chính sách mở của thị trường hàng không của các nước và tâm lý của khách hàng.
Bên cạnh đó là thách thức từ sự thay đổi thói quen, thị hiếu của khách du lịch, đặc biệt là sự hình thành và mở rộng thói quen cũng như các dịch vụ “du lịch online” đã hình thành và phát triển trong thời gian dẫn cách xã hội kéo dài.
“Ngoài ra đó còn là sức ép cạnh tranh gia tăng khi Việt Nam mở cửa thị trường hàng không quốc tế, khi các hãng hàng không nhiều nước đã hoạt động trở lại trước Việt Nam. Sự thiếu hụt lực nhân lực kỹ thuật trình độ cao, đặc biệt là đội ngũ phi công có kinh nghiệm”, ông Dũng nhận định.
Ông Dũng cũng đánh giá các doanh nghiệp hàng không còn phải chịu thêm sức ép thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính đã được dãn và tái cấu trúc trong thời gian dịch bênh.
Trước những khó khăn trên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam đề xuất Bộ GTVT sớm phục hồi và phát triển thị trường hàng không trong nước đồng thời kịp thời mở lại và mở rộng các tuyến đường bay quốc tế theo kế hoạch Bộ GTVT đã báo cáo Chính phủ.
Đáng chú ý, ông đề nghị không hạn chế đối tượng khách và mục đích đi lại của khách quốc tế vào Việt Nam, chỉ yêu cầu khách có visa, hộ chiếu hợp lệ, đáp ứng đủ các yêu cầu về phòng chống dịch theo quy định.
Ngoài ra, nới lỏng tối đa quy định về cách ly đối với hành khách nhất chính sách “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” hiện nay, tiến tới xem xét thời điểm dỡ bỏ quy định cách ly để thông báo về hàng không tổ chức các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách.
Đặc biệt, ông Dũng cũng đề nghị bỏ quy định về cách ly đối với phi hành đoàn của các hãng hàng không Việt Nam vừa hoàn thành chuyến bay từ nước ngoài về nước.
Về giải pháp để thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp hàng không trong năm 2022, ông Phạm Việt Dũng đề xuất đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng cho ngành hàng không một cách có trọng điểm theo hướng đông bộ hóa và nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng ngành hàng không Việt Nam.
Trong đó, một số công trình trọng điểm cần được đặc biệt quan tâm là đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Cảng HKQT Long Thành; Nâng cấp các Cảng HKQT Nội Bài, Tân Sơn Nhất, đặc biệt là công trình nhà ga T3; Đầu tư mới các công trình kiểm soát không lưu, các hệ thống giám sát và đảm bảo an toàn bay.
Ngoài ra, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam cũng đề xuất Chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp hàng không Việt Nam cho tới hết năm 2022.
“Cụ thể, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hàng không tiếp cận các nguồn tín dụng để cải thiện và duy trì tính thanh khoản một cách bền vững như hiện hội đã đề xuất tại nhiều văn bản trước đây.
Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu hàng không xuống" tối thiếu trong khung thuế mà Quốc hội đã quy định (1.000 đồng/ lít).
Tiếp tục giảm thuế, phí cho các doanh nghiệp hàng không cho tới hết 31/12/2022 như Hiệp hội đã đề xuát trước đây
Không áp dụng yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng hàng không phải tiết kiệm 5% chi phí đối với các dự án cải tạo, nâng cấp đường cất – hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất”, ông Phạm Việt Dũng đề xuất.