Theo đó, kể từ ngày 1/2 mức thuế chống bán phá giá trong kết quả sơ bộ POR10 bất ngờ tăng so với kết quả cuối cùng của POR9. Theo quy định của POR10, mức thuế chống bán phá giá sẽ được áp dụng riêng cho 2 bị đơn bắt buộc là doanh nghiệp (DN) Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) và Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (Stapimex). 51 bị đơn tự nguyện khác được xem xét chịu mức thuế chung trên toàn quốc.
Giá tôm bất ngờ tăng.
Theo POR10, Bộ Thương Mại Mỹ cho rằng doanh thu của MPC và Stapimex thấp hơn so với giá trị thông thường và áp dụng mức thuế chống bán phá giá lần lượt là 2,86% và 0,93%. Như vậy, mức thuế của MPC tăng đáng kể từ mức 1,5% trong POR9 trong khi Stapimex vẫn chịu mức thuế tương đương với POR9. Đáng chú ý, trong POR10, FMC và 50 công ty khác được đánh giá là chưa đủ điều kiện để chịu mức thuế riêng, sẽ chịu mức thuế trung bình là 3,56% (so với trong POR9, bị đơn tự nguyện: 0,91% và FMC: 0%). Bên cạnh đó, không có bên nào yêu cầu rà soát đối với toàn bộ nước Việt Nam trong POR10, toàn bộ Việt nam không bị rà soát và chỉ, 51 bị đơn tự nguyện kể trên sẽ được xem như một phần của thuế chung toàn quốc.
Trong top 5 quốc gia xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ, kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá POR10 của Việt Nam tăng đáng kể và vẫn ở mức cao so với Thái Lan, nước chịu mức thuế chống bán phá giá trung bình từ 0%-1,36% trong cùng kỳ rà soát.
Thuế suất đối với mặt hàng tôm nhập khẩu của Ấn Độ vào thị trường Mỹ là từ 0,8% đến 4,98% trong kết quả sơ bộ đợt rà soát từ 1/2/2014 đến 31/1/2015.
Các nhà xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ có thể vẫn gặp khó khăn trong năm 2016. Bởi lẽ, năm 2015 chưa phải là một năm thành công đối với các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam nói chung và xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói riêng do giá tôm xuất khẩu giảm mạnh cùng với cạnh tranh từ Ấn Độ, Indonesia và Ecuad