Đổ gần 1 triệu m3 chất thải xuống biển: Nhà khoa học nói gì?

Đổ gần 1 triệu m3 chất thải xuống biển: Nhà khoa học nói gì?

Thứ 2, 24/07/2017 09:44

Trong khi một số nhà khoa học vừa “tố” bị mạo danh vụ đổ 1 triệu m3 chất thải xuống biển, nhiều nhà khoa học khác bày tỏ lo ngại về dự án này.

Một giấy phép gây nhiều tranh cãi

Ngày 23/6/2017 bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép số 1517/GP-BTNMT cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) được nhận chìm 918.533 m3 vật liệu rắn xuống biển. Giấy phép được cấp trên cơ sở hồ sơ xin cấp phép của Cty Vĩnh Tân và danh sách một số nhà khoa học tham gia đánh giá tác động môi trường.

Theo bộ TN&MT, khối lượng được phép nhận chìm đó bao gồm 20% là bùn, 80% là cát, vỏ sò, sạn sỏi, cát kết phong hóa, cát pha, sét, đá phong hóa thu được từ hoạt động nạo vét vũng quay tàu và khu nước trước bến chuyên dùng phục vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1, chứ không phải là chất thải từ hoạt động của Nhà máy nhiệt điện này.

Toàn bộ khối lượng vật, chất này đều thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển theo Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo, thành phần không chứa chất phóng xạ, chất độc, chất thải nguy hại vượt quy chuẩn an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Theo Giấy phép này, khu vực nhận chìm thuộc vùng biển xã Vĩnh Tân, huyên Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, có diện tích 30 ha, cách Khu bảo tồn Hòn Cau là 08 km.- Thời gian được phép nhận chìm từ tháng 6 đến hết tháng 10 năm 2017.  Hoạt động nhận chìm được tiến hành từng bước với sự quan trắc, giám sát chặt chẽ chất lượng môi trường biển trong suốt quá trình thực hiện.

Sự việc này ngay lập tức gây được sự chú ý của dư luận bởi vấn đề môi trường, đặc biệt là môi trường biển sau sự cố của nhà máy Formosa đã trỏ thành một vấn đề hết sức nhạy cảm.

Kinh doanh - Đổ gần 1 triệu m3 chất thải xuống biển: Nhà khoa học nói gì?

 Cty Điện lực Vĩnh Tân - một DN từng gây nhiều sự cố về môi trường biển

Ông Trường đặt câu hỏi: Liệu mức độ an toàn môi trường của bùn, cát, sạn sỏi...  (cả về mặt hóa, lý, sinh và môi trường sinh thái) đã được phân tích đủ độ tin cậy chưa?  Không thể nói bùn cát tự nhiên không chứa các chất độc hại, vì theo nguyên lý thì bùn cát hữu cơ thường có chất độc hại do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

“Việc khẳng định các vật chất này “không chứa chất phóng xạ” cũng chưa chuẩn lắm, vì trong thiên nhiên hay nước, đáy biển luôn tồn tại các đồng vị phóng xạ, chỉ là ở mức độ nào mà thôi” – TS. Trường nhận định.

Ngoài ra, TS. Trường cho rằng, việc tính toán các vấn đề về quy hoạch sử dụng biển, việc lượng giá cho phương án đến bù thiệt hại môi trường (nếu có) cũng nên được đề cập trong câu chuyện này. Vị chuyên gia về môi trường cũng khuyến cáo bộ TN &MT nên tính đến thời điểm tháng 11 đến tháng 3 khi gió mùa đông bắc tràn về có thể sẽ khiến bùn cát trôi về phía Khu bảo tồn biển Hòn Cau.

Một trong những băn khoăn nữa của các chuyên gia môi trường là: liệu nhận chìm xuống biển có phải là biện pháp tối ưu hay không?

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, vật, chất được phép nhận chìm không thể lưu giữ, xử lý trên đất liền vì cần phải có diện tích lớn, trong khi địa hình tại huyện Tuy Phong phức tạp, không có mặt bằng để lưu giữ, xử lý; đồng thời sẽ gây nhiễm mặn, ô nhiễm môi trường khu vực lưu giữ và khu vực lân cận.

Tuy nhiên, chuyên gia môi trường lại không nghĩ như vậy. PGS.TS Đào Trọng Tứ đặt câu hỏi: Vì sao hiện nay mật độ xây dựng dày đặc ở khắp nơi, nhiều công trình còn phải mua đất đá để phục vụ việc san nền thì chúng ta lại đổ một lượng lớn vật liệu có thể dùng san nền như vậy xuống biển?

Đồng quan điểm với PGS.TS Đào Trọng Tứ, TS. Tô Văn Trường cũng nhận định: Nếu vật chất nhấn chìm đạt các yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường thì vì sao không dùng để san lấp, mở rộng những vùng sình lầy, xói lở ven biển, khi mà hiện nay các nước còn mua cát về lấn biển.

“Tại sao ta không khoanh giữ và bán cho các nơi xói lở như vậy, hoặc là  xử lý bằng các giải pháp bê tông mặt đường sá”? Căn cứ 80% khối lượng nói trên là cát, sỏi tương đương với 700.000 m3, nhân với đơn giá 2.000 đồng /m3 sẽ có 1,4 tỷ đồng” – TS. Trường nói.

Minh Minh

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.