Trong thời kì chiến tranh Lạnh , cả 2 siêu cường là Liên Xô và Mỹ đã thiết kế ra rất nhiều loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có tầm bắn xa, sức huỷ diệt vô cùng lớn.
Lúc đó, ICBM trên mặt đất được thiết kế để phóng từ giếng phóng (silo) hoặc từ xe phóng. Ưu điểm của việc sử dụng giếng phóng là không giới hạn kích thước, trọng lượng của ICBM.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm rất lớn là vị trí phóng cố định, dễ bị đối phương theo dõi. Thế nên, nó sẽ là mục tiêu bị vô hiệu hóa đầu tiên khi đối phương tấn công. Cho dù giếng phóng có kiên cố đến đâu thì cũng không thể tồn tại sau vài loạt đạn.
Liên Xô vốn rất nổi tiếng với hình ảnh những chiếc xe siêu trường siêu trọng mang ICBM. Phương pháp này có tính cơ động cao hơn rất nhiều so với giếng phóng. Thế nhưng với hình dáng đặc biệt, những chiếc xe siêu trường siêu trọng này có thể bị các thiết bị trinh sát, vệ tinh phát hiện.
Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1987 và đến năm 1994, đã có tổng cộng 12 đoàn tàu "tử thần" được đưa vào biên chế, mỗi đoàn tàu như vậy có 3 bệ phóng ICBM được nguỵ trang như những toa hàng thông thường. Ngay cả những chuyên gia cũng không thể thấy được điểm khác biệt của những "toa tàu" này trong điều kiện bình thương.
Di chuyển dọc theo tuyến đường sắt quốc gia, những đoàn tàu này luôn sẵn sàng phóng tên lửa ở mọi lúc mọi nơi.
Chỉ cần bật chiếc chìa khoá này lên thì một cuộc chiến tranh hạt nhân sẽ diễn ra.
Những toa tàu nhìn có vẻ yên bình này...
... sẽ biến thành "tử thần" trong phút chốc.
Bên trong những toa tàu "tử thần".
Do tên lửa RT-23 có kích thước quá lớn với toa tàu nên các tên lửa này có đầu cụt và khi chuẩn bị phóng người ta sẽ gắn thêm chóp nón cho tên lửa.
Phóng thử nghiệm tên lửa RT-23 từ toa tàu.
Chỉ có 3 phút cho mọi hoạt động từ khi có lệnh phóng đến khi tên lửa được phóng.
Gần như không thể xác định được vị trí của đoàn tàu "tử thần" khi nó có thể di chuyển gần 1000km chỉ trong 1 ngày.
Thông thường chỉ có 1 đoàn tàu mang các container phóng tên lửa di chuyển dọc đất nước trong khi các đoàn tàu khác được bảo dưỡng.
Đến năm 2002 các đoàn tàu này được loại bỏ theo hiệp ước START II dưới sự giám sát của Mỹ. Người Mỹ thậm chí phải vào trong toa tàu để biết chắc chắn rằng không còn tên lửa trong đó.
Do tên lửa RT-23 vốn được sản xuất ở Ukraine nên sau khi Liên Xô tan rã thì Nga không còn phụ tùng thay thế, bảo dưỡng, cộng thêm một số bất lợi về mặt kỹ thuật khiến Nga phải loại bỏ các đoàn tàu này. Nhưng sắp tới, Nga công bố sẽ xây dựng lại những đoàn tàu "tử thần" này vào năm 2020 sử dụng loại tên lửa mới, có kích thước và trọng lượng nhẹ hơn loại RT-23.
Theo Tiền phong