Doanh nghiệp làm ô nhiễm, "những đứa trẻ thấy tội"

Doanh nghiệp làm ô nhiễm, "những đứa trẻ thấy tội"

Thứ 5, 27/12/2012 23:45

Nhà máy sản xuất gây ô nhiễm, dân “kêu” chính quyền xuống kiểm tra, rồi nhà máy lại tiếp tục sản xuất. Không biết tình trạng này kéo dài đến bao giờ, khi mà hàng trăm hộ dân vẫn đang phải sống trong môi trường ô nhiễm kéo dài gần 2 năm nay.

Bệnh mãn tính đã nhờn thuốc?

Gần hai năm nay, không biết bao nhiêu lần người dân phản ánh tình trạng gây ô nhiễm môi trường lên cơ quan chính quyền, thậm chí đã hai lần lập lán chặn xe, rồi đập phá nhà máy… Chính quyền đã nhiều lần họp dân và đối thoại với nhà máy để giải quyết dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm môi trường của nhà máy thép Việt Pháp và Công ty TNHH thép Vina – Nhật, nhưng cho đến nay vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường chưa có nhiều chuyển biến tích cực.

Xã hội - Doanh nghiệp làm ô nhiễm, 'những đứa trẻ thấy tội'

Cụ Trần Thị Đỏ (80 tuổi), một người dân thôn 7A: “Tôi thì già rồi mai chết cũng được tội cho mấy đứa trẻ, sau này nó đủ thứ bệnh, nó sống được không”.

Mỗi lần khói bụi được xả ra, người dân xã Điện Nam Đông huyện Điện Bàn lại gọi chính quyền xuống nhà máy kiểm tra, tính từ ngày 24/7 cho đến ngày 4/9/2012 mà đã có bốn lần các cơ quan chức năng đã xuống hiện trường để lập biên bản đối với nhà máy thép Việt Pháp.

Trong tháng 7/2012, UBND huyện Điện Bàn sau khi kiểm tra đã công bố kết quả quan trắc môi trường đối với nhà máy sản xuất sắt thép Việt Pháp trước sự chứng kiến gần 100 người dân sống chung quanh khu vực nhà máy. Theo thông báo của đơn vị tư vấn độc lập là Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 2, trong số các chỉ tiêu đo đạc môi trường tại Nhà máy sản xuất sắt thép Việt Pháp và khu vực xung quanh, chỉ tiêu kẽm và hợp chất vượt 9,17% so với Quy chuẩn Việt Nam 19:2009/BTNMT (mức B)… Trong thời gian này nhà máy vẫn tiến hành sản xuất bình thường và hàng trăm người dân lại lập rào chắn không cho xe vào nhà máy từ ngày 2- 9/8/2012.

Ngày 7-8, ông Lê Chí Thanh, chủ tịch UBND huyện Điện Bàn, cùng các cơ quan ban ngành trong huyện có cuộc đối thoại với người dân và UBND huyện ra thông báo: “Nếu trong vòng 24h sau khi có thông báo này (hạn cuối cùng 17h ngày 10/8/2012, bà con không tự tháo dỡ rào chắn, chính quyền sẽ tổ chức tháo dỡ…” đến 14h chiều ngày 9/8 bà con xã Điện Nam Đông đã tự tháo dỡ rào chắn.

Xã hội - Doanh nghiệp làm ô nhiễm, 'những đứa trẻ thấy tội' (Hình 2).

Hình ảnh xả khói của nhà máy thép Việt Nam, được người dân ghi lại.

Sau đó gần 10 ngà,y nhà máy thép Việt Pháp tiếp tục đi vào hoạt động và đến ngày 17/8 đoàn kiểm tra của UBND huyện Điện Bàn xuống kiểm tra đột xuất nhà máy thép Việt Pháp và kết luận: “Tại thời điểm kiểm tra công ty vẫn đang hoạt động bình thường, có khói tràn ra ngoài khu dân cư nhà máy chưa thực hiện một số biện pháp khắc phục theo tinh thần của Công văn số 2690/UBND – KTN ngày 24/7/2012 của UBND tỉnh như; chưa trồng cây xanh và chưa thực hiện lắp đặt hai camera giám sát ở khu vực sản xuất của nhà máy”. Ngoài ra đoàn kiểm tra đề nghị Công ty thép Việt Pháp thực hiện các yêu cầu về môi trường: nhà máy thép Việt Pháp ngừng sản xuất để tập trung khắc phục ô nhiễm môi trường…và chỉ được phép hoạt động trở lại khi có văn bản cho phép của cơ quan chức năng. Nhưng tại buổi kiểm tra của của UBND huyện Điện Bàn ngày 17/8/2012 thì đại diện lãnh đạo nhà máy thép Việt Pháp không đồng ý việc dừng sản xuất?

Trách nhiệm thuộc về ai?

Được biết khoảng cách giữa nhà máy với nhà dân quá gần, vi phạm quy định về khoảng cách an toàn giữa các nhà máy thép và khu dân cư. Nhà máy thép Việt - Pháp cách khu dân cư gần nhất là 150m, trong khi tiêu chuẩn cho phép 500m. Do đó hàng trăm người dân ở thôn 7A, xã Điện Nam Đông, huyện Điện Bàn vẫn đang phải chịu đựng những ô nhiễm mỗi khi nhà máy thép Việt Pháp hoạt động.

Xã hội - Doanh nghiệp làm ô nhiễm, 'những đứa trẻ thấy tội' (Hình 3).

Kết luận của biên bản làm việc hồi 22h ngày 17/8/2012 của cơ quan chức năng huyện Điện Bàn.

Theo ông Thân Cầu, chủ tịch UBND xã Điện Nam Đông, các cấp chính quyền địa phương đều nhận thấy sự nguy hiểm mà các nhà máy của Cụm công nghiệp Thương Tín 1 gây ra cho người dân trên địa bàn. Nhưng đây là dự án cấp tỉnh nên cán bộ xã chỉ biết đứng nhìn. Ông Đặng Hữu Lên, phó chủ tịch UBND huyện Điện Bàn cho biết: “Nếu nhà máy tiếp tục gây ô nhiễm, huyện sẽ ra quyết định nhà máy ngừng sản xuất”. Nhưng tại buổi kiểm tra của của UBND huyện Điện Bàn ngày 17/8/2012 thì đại diện lãnh đạo nhà máy thép Việt Pháp không đồng ý việc dừng sản xuất.

Nhà máy thép Việt Pháp là một trong những dự án cấp tỉnh ở huyện Điện Bàn, nhà máy được cấp phép tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam, với nguồn vốn đầu tư ban đầu 280 tỷ đồng.

Quang Huy


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.