Doanh nghiệp muốn giảm lãi suất vay USD để dòng tiền không bị nghẽn

Nguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Huyền

Thứ 3, 25/04/2023 16:28

Các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu vay USD, song hiện mức lãi suất vay đã tăng từ 2% lên 4% khiến doanh nghiệp gặp khó trong việc tiếp cận nguồn tiền.

Tại hội nghị “Tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu” ngày 25/4, nhiều hiệp hội doanh nghiệp đã có kiến nghị gửi đến Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và đề xuất giải pháp để tháo gỡ trong thời gian tới.

Là ngành hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng chục tỷ USD mỗi năm, song dệt may đang đối diện với những thách thức lớn từ sự suy giảm của thị trường, nhất là ở các thị trường chủ lực như Mỹ, EU.

Ông Trần Như Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho rằng, trong ngắn hạn, cần tăng cường xúc tiến thương mại, chương trình làm việc giữa Việt Nam và các quốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu thông qua Tham tán thương mại, trong đó tập trung vào các quốc gia trong khối CPTPP và EU - những nơi mà Việt Nam đã ký những Hiệp định thương mại song phương.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp muốn giảm lãi suất vay USD để dòng tiền không bị nghẽn

Ngành dệt may đang đối diện với những thách thức lớn từ sự suy giảm của thị trường.

Đồng thời, có gói vay ưu lãi suất ưu đãi 0% để trả lương cho người lao động như: Gói vay mà ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện trong giai đoạn Covid-19 để giúp doanh nghiệp phần nào giảm áp lực tài chính để trả lương cho người lao động, giữ chân lao động trong giai đoạn khó khăn hiện nay.

“Đối với gói vay này, áp dụng cho những doanh nghiệp có phương án trả nợ tốt, những doanh nghiệp đã chấp hành đúng và đã hoàn trả xong khoản vay cũ”, ông Tùng nêu.

Cũng theo ông Tùng, Nhà nước cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 2% cho các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn xanh và hỗ trợ lãi suất cho các dự án chuyển đổi xanh.

Với ngành hàng thủy sản, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản giảm 27,5% - tương đương mức giảm trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nặng nhất.

Dự báo xuất khẩu thủy sản tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn trong năm nay bởi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều suy giảm mạnh.

Kinh tế vĩ mô - Doanh nghiệp muốn giảm lãi suất vay USD để dòng tiền không bị nghẽn (Hình 2).

Doanh nghiệp xuất khẩu làm việc với Bộ trưởng Công Thương.

Chỉ ra nguyên nhân, ông Nam cho biết, do tình hình lạm phát khiến tiêu dùng tại các nước này suy giảm. Nhiều doanh nghiệp dù đã ký hợp đồng nhưng khách hàng lại dời lại, khiến lượng hàng tồn kho nhiều. Việc xuất khẩu giảm khiến dòng tiền chậm về.

Cùng với đó, nguồn vốn tín dụng hạn hẹp khiến các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu không có nguồn vốn để mua nguyên liệu, không mua nguyên liệu đúng giá cho nông, ngư dân.

Điều này khiến nông, ngư dân hạn chế sản xuất. Bên cạnh đó, việc dòng tiền chậm về trong khi rất nhiều nguồn vay ngân hàng đến hạn phải trả, doanh nghiệp không có tiền thu mua nguyên liệu. 

“Các ngành xuất khẩu chủ yếu vay USD, trước đây lãi suất vay USD lãi dưới 3%, khoảng 2,1-2,3% thì giờ đã lên đến trên 4%”, ông Nam nói và kiến nghị cần giảm lãi suất vay USD để dòng tiền không bị nghẽn. Vì nguồn tiền không có song doanh nghiệp vẫn phải duy trì thu mua nguyên liệu.

Với ngành hàng gạo, dù việc xuất khẩu đang có thuận lợi khi cầu thế giới tăng, giá gạo ở mức cao, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), dù đạt nhiều kết quả ấn tượng song hiệu quả mang lại cho doanh nghiệp, người dân chưa tương xứng.

Về nguyên nhân, theo ông Nam, các doanh nghiệp trong ngành chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nguồn tài chính hạn chế, khi tới mùa vụ thường thiếu vốn để thu mua lúa gạo. Do đó Ngân hàng Nhà nước cần có cơ chế chính sách tín dụng cho ngành gạo.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam kiến nghị Ngân hàng Nhà nước coi sản phẩm trồng trên đất là tài sản để được thế chấp, vay vốn.

“Đơn cử trái sầu riêng, mỗi năm người dân phải đầu tư khoảng 50 triệu/ha nhưng lại không được coi là tài sản để thế chấp”, ông Tùng nêu ý kiến.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.