Anh không chỉ lưu giữ các món đồ cổ có giá trị vật chất, tinh thần như kỷ niệm mà còn tham gia vào thị trường đồ cổ với vai trò của một doanh nhân. Quan điểm của anh cực kỳ rõ ràng, đó là: Dù chơi hay kinh doanh đồ cổ đều cần cái tâm.
Dũng Trường - Đồ cổ đồ xưa không còn là cái tên xa lạ đối với người cùng sở thích tại Hà Nội. Đây cũng là điểm đến quen thuộc, đáng tin cậy của biết bao con người yêu đồ cổ trên khắp cả nước. Tên thật của doanh nhân Dũng Trường đó là Nguyễn Văn Cương, một trong những người có đam mê, am hiểu về đồ cổ vô cùng sâu sắc.
Ngay khi đến nhà của anh Dũng Trường, chúng ta sẽ có cảm nhận đây như một “viện bảo tàng” thu nhỏ. Bởi trong ngôi nhà tưởng chừng như bình thường đó là hàng trăm món đồ cổ được bày trí đẹp mắt, gọn gàng. Chúng là kỷ vật gắn liền với doanh nhân Dũng Trường khi anh đặt chân tới mỗi quốc gia, tiếp xúc với mỗi nền văn hóa khác nhau.
Có thể thấy, hiện tại, anh sở hữu khá nhiều món đồ deco có giá trị, quý hiếm. Chẳng hạn như những chiếc bình cúp gốm sứ với nhiều họa tiết cầu kỳ từng thuộc sở hữu của công tước xứ Magenta Pháp, bình cúp, đồng hồ thời Napoleon III với niên đại 1850-1870. Các chuyên gia đồ cổ đánh giá rất cao về giá trị vật chất và văn hóa của những món đồ này.
Bởi vì yêu thích, vì đam mê thực sự nên từng món đồ cổ được doanh nhân Dũng Trường thu thập về sẽ được lau chùi kỹ lưỡng, bảo quản cẩn thận. Khi nhìn tận mắt, bạn mới cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí, tinh tế và kiêu sa của từng món đồ. Anh Dũng Trường chia sẻ: “Tôi yêu thích đồ cổ vì xoay quanh mỗi món đồ là một câu chuyện, một nét đẹp của nền văn hóa nhân loại. Không phải chỉ đồ cổ ở Việt nam mà các món đồ trên toàn thế giới tôi đều yêu thích. Có khi sưu tập được món đồ mà mình thích, tôi đã mất ngủ cả đêm chỉ để ngắm nghía, lau chùi”.
Rõ ràng thú vui sưu tầm đồ cổ không chỉ là đam mê và sở thích. Hoạt động này còn giúp cho người tham gia kiếm tiền bằng cách trao đổi, buôn bán món đồ trên thị trường. Thế nhưng, đòi hỏi của một người chơi, kinh doanh đồ cổ đó là phải có cái tâm. Cái tâm ở đây là sự cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo, trân trọng. Cái tâm chính là con mắt nhìn nhận vào giá trị văn hóa của các món đồ chứ không phải hoàn toàn vào giá trị vật chất.
Nếu không thực sự nâng niu, yêu thích và trân trọng đồ cổ thì chúng ta không bao giờ nhìn nhận ra được nét đẹp văn hóa trong đó, không bao giờ biết được chúng có ý nghĩa như thế nào với lịch sử và nhân loại hiện tại.
Suốt hơn 10 năm bước chân vào lĩnh vực đồ cổ, doanh nhân Dũng Trường không bao giờ quên tôn chỉ của mình là lưu giữ những giá trị vượt thời gian. Anh dành toàn bộ tâm huyết, tình cảm của mình vào từng món đồ sưu tầm được. Trên thị trường, anh kinh doanh đồ cổ một cách trung thực, thoải mái, tạo điều kiện cho tất cả mọi người có cùng sở thích và yêu đồ cổ như mình.
Thu Hà