Độc chiêu "nhử" khách bằng tên gọi mỹ miều của món ăn

Độc chiêu "nhử" khách bằng tên gọi mỹ miều của món ăn

Thứ 5, 27/12/2012 23:44

Hiện nay, để "nhử" khách, bên cạnh việc đầu tư chế biến món ăn từ những sản phẩm thực, động vật quen thuộc thì nhiều nhà hàng có xu hướng đặt tên mỹ miều cho món ăn. Cách làm này đang trở thành độc chiêu hút khách của các nhà hàng.

Hoa mắt với danh sách mỹ miều, gây sốc

Đến nhà hàng Hồn quê (ở Triệu Việt Vương, Hà Nội), thực khách chắc chắn sẽ ấn tượng bởi danh sách các món ăn mang tên gọi khá lạ tai: "Heo chạy quanh rừng, Bụi vàng phủ kim tơ, Rừng hoang muôn thú...".

Theo anh Quốc Hùng, chủ quán Hồn quê thì sen vốn được coi là quốc hoa của Việt Nam nên món cơm sen quen thuộc của nhà hàng không chỉ hấp dẫn thực khách bằng thứ nguyên liệu thanh tao từ hạt sen hấp cùng cơm đến lá sen ủ ngoài mà còn bởi chính những cái tên thuần Việt mà các chủ nhà hàng sáng tạo ra như: Hồn Việt, Hương quê. Đặc biệt là đối với những người xa xứ lâu năm trở về nước hay khách du lịch tỏ ra vô cùng thích thú với sự sáng tạo này.

Anh David Vương, một thực khách thưởng thức tại nhà hàng cho biết: "Ngoài lối trang trí đẹp mắt, nguyên liệu thuần Việt thì ngay cả cái tên của món ăn cũng khiến mình xúc động và càng yêu hơn những món ăn quê nhà". Bếp trưởng nhà hàng Hồn quê, Cao Đức cho biết: "Tên gọi là một thủ thuật khai thác thị hiếu hấp dẫn khẩu vị của con người và cách trang trí đẹp mắt cũng là một cách khiến món ăn được nâng tầm lên cho xứng với tên gọi”.

Xã hội - Độc chiêu 'nhử' khách bằng tên gọi mỹ miều của món ăn

Anh Nguyễn Hồng Tĩnh - bếp trưởng khách sạn Phụ nữ đang giới thiệu món ăn với PV.

Anh Nguyễn Hồng Tĩnh - bếp trưởng khách sạn Phụ nữ (Thụy Khuê, Hà Nội) cho biết: Một trong những bí quyết chế biến món ăn vừa ngon, vừa đẹp là sử dụng dừa bào. Món nộm bình dân ngoài những thứ quen thuộc như xu hào, củ đậu, rau thơm thì tới 50% thành phần chính là dừa bào khiến món ăn bỗng chốc được lên hạng cùng với cái tên khá kêu: Nộm bạch tuyết. Cũng với dừa bào sau khi bọc ngoài con tôm đem chiên sẽ tạo nên một lớp áo có màu vàng rộm bắt mắt. Thành phẩm thực phẩm chế biến đơn giản nhưng tên gọi Tôm chiên hoàn bào lại gợi cho thực khách cảm thấy đó là cả một quá trình chế biến cầu kỳ khiến món ăn trở nên sang trọng hơn rất nhiều.Độc chiêu

"Câu" khách bằng "lịch sử"

Anh Ngọc - chủ một quán ăn trên đường Giải Phóng (Hà Nội) chia sẻ, tên gọi mỹ miều của món chủ đạo tại nhà hàng là ếch nướng. Nó đơn thuần là ếch được tẩm ướp gia vị, ngũ vị hương... rồi chao dầu. Cái làm nên "bản quyền" của món này chỉ là sự tinh ý trong chế biến. Món chân giò muối giòn của đầu bếp Hồng Tĩnh cũng khác lạ. Chân giò tẩm ướp gia vị, chủ yếu là mì chính, được cuộn giấy bạc và luộc bằng nước mắm. Sau khi để nguội sẽ đem chiên giòn và ăn kèm với kiệu chua. Anh Tĩnh phân tích: "Công đoạn luộc là để thịt đảm bảo chín và ngấm mặn còn khi chiên dưới nhiệt độ cao tạo nhằm độ giòn cho bì".

Món cuốn mùa xuân nghe thì mỹ miều nhưng không có gì đặc biệt. Chỉ là tôm, thịt, trứng, bún, giò lụa... Điểm nhấn của món ăn này là thứ rau sống gói kèm là những loại rau đặc trưng của mùa xuân. Anh Hồng Tĩnh cho biết: Đây cũng là một cách đặt tên nhằm gây ấn tượng với thực khách nước ngoài khi sang du lịch ở Việt Nam của món ăn thuần Việt và về tiết trời mùa xuân.

Món Cơm âm phủ cũng có "lịch sử" riêng. Nó là một loại cơm thập cẩm trộn đủ thứ như nem, chả, tôm, thịt heo, dưa gang, dưa chuột bóp với chén nước mắm pha loãng dùng để chan thêm vào. Tuy nhiên thực khách sẽ cảm thấy thú vị hơn nếu biết được nguồn gốc tên gọi của món ăn. Nó xuất phát từ một câu nói quen thuộc của người dân xứ Huế cách đây gần 50 năm: "Ăn cơm âm phủ, ngủ khách sạn Thiên Đường" để chỉ về loại cơm đặc trưng dành cho những thành phần xã hội nghèo hèn như những con vạc ăn đêm. Đó là một góc khuất trên trang sử của xứ Huế, bên cạnh những lăng tẩm đế vương - Anh Tú bếp trưởng của nhà hàng cho biết.

Sự hoa mỹ quá đà... phản chủ

Minh Thư - nhân viên ngân hàng thường xuyên lui tới nhà hàng trên phố Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) bởi cô "kết" món bò xào lúc lắc. Thứ tên gọi khá ngộ nghĩnh này bắt nguồn từ đặc điểm của những nguyên liệu từ chính đến phụ của món bò xào lúc lắc là tất cả đều được thái hình vuông. Hay món tôm quen thuộc tại những tiệc cưới có tên gọi khá hoa mỹ là tôm viên tuyết hoa thực chất là giò sống trộn với tôm băm nhỏ, lăn qua thứ vỏ bánh mỳ đã được bóp nát trộn lẫn trứng.

Minh Thư cho biết: "Ngoài những món ăn quen thuộc, tôi đặc biệt chú ý đến tên gọi của một số món ăn lạ nhưng không kém phần độc đáo của nhà hàng. Tôi tò mò với món đồi phủ tuyết trắng. Khi nhà hàng mang đồ lên, tôi thất vọng vì nó là bánh bao. Món bâng khuâng sương sớm là tên gọi của bánh bột lọc hay thứ bánh vầng trăng thực chất là vỏ bánh gối còn nhân là thứ nhân nem rán quen thuộc. Nhiều thực khách như chúng tôi đã phì cười và không bao giờ trở lại những nhà hàng đặt tên cho món ăn thái quá như thế".

Ngoài đối tượng trung tuổi là cán bộ công chức không thích tên mỹ miều của món ăn thì thực khách có tuổi cũng tỏ ra không mặn mà với lối câu khách gây sốc này.

Tuệ Linh


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.