Một người lính Mỹ phải mang trên mình khoảng 8kg pin mỗi ngày, chỉ ít hơn khoảng 0,9kg so với trọng lượng của bộ áo giáp mặc trên người.
Nếu như pin trở thành một loại thiết bị bảo vệ thì nó sẽ phần nào giảm bớt sự nặng nề cho binh sĩ, đồng thời tăng cường thêm tính năng che chắn cho cơ thể.
Đó là ý tưởng của nhà nghiên cứu Gabriel Vieth thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge, Mỹ và sẽ sớm được áp dụng trong các bộ áo bảo hộ cho các nam, nữ binh sĩ, theo New Scientist.
Nguyên mẫu ban đầu chỉ là khối pin bình thường nhưng sẽ được các nhà khoa học tiêm thêm silica. Các hạt nano bổ sung sẽ không ảnh hưởng đến dòng điện tích trong pin. Khi bị lực tác động lớn như súng bắn, cả silica và điện tích sẽ hóa rắn và ngăn cho viên đạn lún sâu hơn vào cơ thể.
Veith và nhóm nghiên cứu đã chứng điều này bằng các thử nghiệm trên các khối pin nhỏ, nhưng chưa thử trên các khối pin lớn ở mức che phủ cơ thể. Các binh sĩ hiện sử dụng loại pin cỡ này nhưng có thể gặp rủi ro nếu viên đạn đi sai chỗ, pin có thể bị rò rỉ hoặc nổ.
Trên thực tế, nếu loại pin bền này được đưa vào sử dụng, chúng sẽ có thể tái sử dụng mà không cần vứt bỏ. Quân đội Mỹ yêu cầu rất cao đối với các sản phẩm có thể tái sử dụng liên tục với lý do tránh xả thái gây ảnh hưởng đến môi trường.
Rác thải từ các hoạt động của Chính phủ Mỹ là nguồn cơn gây ô nhiễm rất lớn ở quốc gia này. Bộ Quốc phòng Mỹ công nhận biến đổi khí hậu là một vấn đề rất lớn. Do đó, họ đang chú trọng đến các loại pin có thể tái sử dụng, với hy vọng phần nào đó đóng góp vào chống biến đổi khí hậu.