Độc đáo khu chợ nơi heo được coi như thú cưng

Độc đáo khu chợ nơi heo được coi như thú cưng

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 3, 07/07/2020 10:32

Ngôi chợ nổi tiếng của xứ Quảng có từ thập niên 70 của thế kỷ trước, chợ chỉ buôn bán độc nhất một mặt hàng heo con. Đặc biệt nơi đây là nơi mưu sinh của “đội quân” bồng heo.

Chợ Bà Rén ở Quảng Nam được xem là chợ heo lớn và độc đáo nhất cả nước bởi phiên chợ này chỉ bán một mặt hàng duy nhất là những chú heo. Ngôi chợ nằm sát Quốc lộ 1, nên việc mua bán cũng dễ dàng hơn. Đến khu chợ người mua có thể gặp ngay hình ảnh những chú heo đủ màu đen, trắng, nâu từ 1-3 tháng tuổi. Các giống heo ở chợ rất đa dạng, từ heo chăn nuôi thuần chủng, lợn lai giống Việt Nam cho đến heo lai giống của Nhật, Thái Lan….

Văn hoá - Độc đáo khu chợ nơi heo được coi như thú cưng

Chợ heo Bà Rén - ngôi chợ độc lạ ở Việt Nam.

Đây không phải là địa điểm du lịch, nhưng lại khiến nhiều người tò mò, hứng thú với nét văn hóa buôn bán rất riêng của xứ Quảng, không giống bất kỳ chợ nào. Chợ heo ở đây mua bán diễn ra rất nhanh chóng, các chú heo được thu mua và chở đi các tỉnh, thành phố khác trên cả nước.

Các thương lái ở chợ Bà Rén có kiểu cân độc đáo và thú vị là thay vì cho heo vào rọ rồi đưa lên bàn cân, họ thuê một người bồng heo, đứng lên bàn cân để người mua có thể ngắm nghía, kiểm tra xem vừa ý chưa… sau đó trừ đi cân nặng của người sẽ ra khối lượng của heo. Lâu dần hình thành nghề bồng heo "độc nhất vô nhị" ở nơi đây.

Văn hoá - Độc đáo khu chợ nơi heo được coi như thú cưng (Hình 2).

Chợ Bà Rén tấp nập người mua, bán heo giống từ rất sớm.

Điều đặc biệt nghề “có một không hai” này chủ yếu là phụ nữ làm. Những người mưu sinh bằng nghề bồng heo, họ tới sớm ngồi đợi cho đến khi có người gọi đến bồng. Thỉnh thoảng chủ buôn hô lên, những người phụ nữ trung niên thoăn thoắt chạy tới bế xốc heo ra bàn cân, leo lên đó cân cả người lẫn heo, rồi thả heo vào lồng mới hoặc thùng xe. Cứ mỗi lần như vậy họ được trả 1.000 đồng tiền công.

Văn hoá - Độc đáo khu chợ nơi heo được coi như thú cưng (Hình 3).

Chị Trần Thị Thảo với kinh nghiệm 30 năm làm nghề bồng heo. Ảnh: Người Lao Động

Mặc dù công việc nặng nhọc, mùi xú uế nhưng lại đem lại thu nhập cho người bồng heo trong vùng. Vậy nên không ít người đã gắn bó với nghề hơn 20 năm.

Chị Thảo có thâm niên bồng heo trên 30 năm ở chợ chia sẻ với PV Người Lao Động: "Tuy nghề này vất vả, thu nhập không cao nhưng cũng nhờ vào nó để có đồng ra đồng vào chi tiêu hằng ngày. Xong phiên chợ, tôi phải về nhà làm công việc đồng áng phụ giúp chồng".

Văn hoá - Độc đáo khu chợ nơi heo được coi như thú cưng (Hình 4).

Heo ở chợ đa dạng về chủng loại

Như thường lệ cứ vào sáng sớm tinh mơ người bán kẻ mua tấp nập tại chợ. Không khí ở đây luôn nhộn nhịp tiếng cười nói. Đây là phiên chợ đặc biệt uy tín, người bán kẻ mua thì đã quá quen mặt nhau nên hầu như không có chuyện gian thương. Cũng chính bởi điều này đã gây dựng nên thương hiệu giúp chợ tồn tại, phát triển được đến ngày nay.

Văn hoá - Độc đáo khu chợ nơi heo được coi như thú cưng (Hình 5).

Chợ heo ở đây mua bán rất nhanh chóng.

Có thể nói Chợ Bà Rén là một trong những chợ heo lớn, độc đáo nhất nước. Độc đáo bởi chợ chỉ bán duy nhất một mặt hàng duy nhất là những chú heo con, thế nên nhiều người ghé đây thường gọi là chợ “hàng độc”.

Văn hoá - Độc đáo khu chợ nơi heo được coi như thú cưng (Hình 6).

Người phụ nữ hành nghề bồng heo để mưu sinh. Ảnh: VTC News

Tồn tại đến nay đã nửa thế kỷ, chợ heo Bà Rén vẫn giữ vẹn nguyên nét đẹp đặc trưng, góp phần duy trì và phát triển ngành chăn nuôi, một nghề truyền thống lâu đời của người Việt. Không những vậy, ngày nay chợ Bà Rén còn được nhiều du khách biết đến và ghé thăm.

T.C (tổng hợp)
.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.