Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội

Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 4, 08/02/2017 09:11

"Đến hẹn lại lên", vào ngày 11 tháng Giêng hàng năm, tại đền Sái, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội lại diễn ra lễ hội rước "vua sống" để tưởng nhớ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa.

Tại đền Sái (huyện Đông Anh, TP.Hà Nội) cứ vào 11/1 âm lịch hàng năm, lễ rước "vua sống" lại diễn ra để tưởng nhớ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Để dẹp đường cho vua, đám thanh niên rước chúa chốc chốc lại hô vang rồi lắc lư kiệu.

Lễ độc đáo bởi có người thật vào vai vua và chúa trong hóa trang đặc sắc. Theo đại diện ban tổ chức lễ hội cho hay, tiêu chuẩn để chọn đóng vai vua, chúa ở làng này cũng khá khắt khe. Các cụ được chọn phải được toàn vẹn về gia đình, gia đình mẫu mực, con cháu đề huề. Đồng thời, gia đình phải thực hành chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước. 

Theo tục lệ của làng, những người được chọn vào vai vua thường trên 70 tuổi, người đóng vai chúa là 70 tuổi, các quan là 66 tuổi.

Được chọn là người đóng vai chúa năm nay, ông Lê Quang Bản cho hay, bản thân mình rất vui mừng, và thấy sức khỏe tốt khi được các trai tráng khỏe mạnh trong dòng họ rước từ đền Sái ra đình làng. 

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi lại tại lễ hội "rước vua" sống tại đền Sái, huyện Đông Anh, TP.Hà Nội:

Xã hội - Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội

Sự tích bắt nguồn từ việc An Dương Vương xây thành Cổ Loa, được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành. Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên vua Thục mới xây xong thành Cổ Loa. Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái một hòn của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Hàng năm, lễ rước "vua sống" lại diễn ra vào 11/1 âm lịch.

 

Xã hội - Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội (Hình 2).

Từ sáng sớm, người được chọn làm vua mặc long bào tới sân đình làm lễ. Ngoài ra, còn bốn vị "quan tứ trụ triều đình" gồm có quan Thự vệ, quan Tán lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. 

Xã hội - Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội (Hình 3).

Mỗi một năm người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai "Vua, Chúa" và 4 vị quan tứ trụ triều đình. Năm nay, ông Lê Quang Bản (70 tuổi) có vinh dự làm chúa. Chuẩn bị cho nghi lễ chính thức, chúa tế lễ ngay tại đền Sái, sau đó, chúa đi bộ về đền Thượng đón vua...

 

Xã hội - Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội (Hình 4).

Ông Bản cho biết, có được vinh hạnh này là rất may mắn, phải mở tiệc khao cả làng. 

 

Xã hội - Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội (Hình 5).

Khoảng 13h chiều, nghi lễ rước vua giả và chúa giả chính thức bắt đầu từ đền Sái về đình làng.

 

Xã hội - Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội (Hình 6).

 

Xã hội - Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội (Hình 7).
Xã hội - Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội (Hình 8).

 

Xã hội - Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội (Hình 9).

Nhiều lúc chiếc kiệu lắc lư, nghiêng ngả khiến vua, chúa có những biểu cảm sợ sệt trên gương mặt.

 

Xã hội - Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội (Hình 10).
Xã hội - Độc đáo lễ hội rước 'vua sống' tại Hà Nội (Hình 11).

Trước khi diễn ra màn rước vua là lễ khênh kiệu từ đình làng về đền Sái với màn quay kiệu hừng hực khí thế và vui nhộn. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chiêng trống trầm hùng trang nghiêm.

Nguyễn Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.