Loài nhện cầu vồng (Maratus robinsoni) đặc biệt là nhện đực có cơ thể gọn gàng, có khả năng phát tín hiệu cầu vồng cường độ cao trong các màn trình diễn tán tỉnh giữa các con đực với con cái. Đây là ví dụ đầu tiên được biết đến trong tự nhiên khi mà nhện đực sử dụng toàn bộ cầu vồng màu sắc để lôi kéo con cái.
Có nghiên cứu cho rằng, đây là loài nhện trượt vì phần vảy bụng có chức năng giúp chúng lướt nhẹ nhàng trong không khí. Tuy nhiên trong thực tế, phần bao phủ này của nhện đực có chức năng giúp chúng thực hiện nghi thức giao phối.
Khi phát hiện ra bạn tình, nhện cầu vồng sẽ “bật” lớp vảy mỏng bao phủ phần bụng và bắt đầu khua chân, trông như thể đang nhảy múa để thu hút sự chú ý của đối phương. Vì thân hình nhỏ bé và chỉ sống ở một số vùng ở Úc, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về loài động vật đặc biệt này.
Điệu nhảy của con đực có thể được lặp lại nhiều lần với nhiều con nhện cái khác nhau. Càng quyến rũ được nhiều con cái thì việc duy trì giống nòi càng trở nên dễ dàng hơn.
Thế Hiệp (Tổng Hợp)