Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên

Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên

Trịnh Thị Thơ

Trịnh Thị Thơ

Thứ 3, 18/04/2023 10:00

Tết Bunpimay không chỉ giúp người Việt gốc Lào nhớ về nguồn cội, mà còn làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam, vun đắp tình đoàn kết hữu nghị.

Nét văn hóa đặc sắc

Cứ vào dịp trung tuần tháng 4 dương lịch hằng năm, cộng đồng người Lào sinh sống tại buôn Trí A, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk lại tưng bừng vui đón Tết cổ truyền Bunpimay, với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc.

Theo đó, từ sáng sớm, những người Lào đang cư trú trên địa bàn xã Krông Na tấp nập đổ về đảo Ây Nô (trên sông Sêrêpốk, thuộc Trung tâm Du lịch cầu treo Buôn Đôn), trong bộ trang phục truyền thống, phấn khởi đón mừng năm mới.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên

Người dân háo hức đổ về đảo Ây Nô để đón Tết Bunpimay.

Tết Bunpimay được tổ chức trang trọng, theo đúng nghi thức hành lễ truyền thống của cộng đồng Lào. Mở đầu tết Bunpimay, mọi người cùng nhau tịnh tâm, hướng về cội nguồn, nghe những lời cầu chúc năm mới.

Lễ tắm Phật - nghi thức tưới nước thơm lên tượng phật. Nước thơm này được chế từ nước, nghệ, dầu thơm và cánh hoa đoọc khun (hoa bò cạp vàng). Người Lào tin rằng, lễ hội này mang lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người.

Ngay khi lễ tắm Phật kết thúc, người dân và du khách tham gia lễ hội hoa đăng, thả bè - xả xui với ý nghĩa xua đi mọi rủi ro trong năm cũ.

Kết thúc phần lễ thả hoa đăng, các nhà sư đọc kinh “Bột tuột Sù khoẳn” - một trong những nghi thức cầu vía, gọi hồn cho thể xác khỏe mạnh, tịnh tâm, trí sáng.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 2).

Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc lễ hội.

Đặc biệt, ngày Tết Bunpimay của người các bộ tộc Lào không thể thiếu nghi thức buộc chỉ tay. Theo phong tục, khi khách đến xông nhà, chủ nhà buộc chỉ trắng, xanh, đỏ vào cổ tay để cầu chúc sức khỏe và hạnh phúc trong năm mới. Sau ít nhất 3 ngày, mới được tháo chỉ khỏi cổ tay, để điều may mắn đến trong suốt cả năm.

Cũng tại Tết Bunpimay, mọi người cùng hành lễ đắp tháp cát. Đây là một trong những phong tục lâu đời của các bộ tộc Lào để cầu chúc sức khỏe, bình an.

Sau các nghi thức hành lễ dân gian, người dân cùng tham dự lễ hội Té nước (Lễ hội Bun Hốt Nậm).

Theo đó, để tỏ lòng tôn kính, người trẻ tuổi thường té nước vào người lớn chúc sức khỏe sống lâu và cầu thịnh vượng. Bên cạnh đó, bạn bè té nước vào nhau để cầu chúc năm mới mọi sự tốt lành.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 3).

Những chiếc đèn hoa đăng được người Việt gốc Lào chuẩn bị cẩn thận và đem đến Tết Bunpimay.

Kết thúc phần lễ, mọi người cùng bước vào phần hội qua điệu múa Lăm vông. Các cô gái Lào xinh đẹp, duyên dáng cùng du khách giao lưu với nhau qua điệu múa truyền thống của người Lào, dưới nền nhạc của bài hát Hoa đẹp Chăm pa.

Ngoài ra, trong dịp Tết cổ truyền Bunpimay, du khách còn được thưởng thức văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Lào qua việc thưởng thức món lạp với xôi.

Lạp có nghĩa là may mắn – món ăn dùng để dọn ra trong những dịp đặc biệt hoặc cho khách danh dự. Lạp được chế biến bằng thịt băm nhuyễn qua bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ Lào.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 4).

Ban tổ chức chuẩn bị tháp cát.

Vun đắp tình hữu nghị đặc biệt

Với những hoạt động đặc sắc nói trên, Tết Bunpimay có ý nghĩa hết sức sâu sắc, mang đậm tính nhân văn, không chỉ giúp người Việt gốc Lào nhớ về nguồn cội mà còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam.

Đồng thời, đây cũng là hành động thiết thực tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt – Lào vốn đã gắn bó keo sơn, càng thêm keo sơn gắn bó.

Hơn nữa, huyện Buôn Đôn có 107 hộ gia đình, với 398 khẩu là người Việt gốc Lào, tập trung chủ yếu ở xã Krông Na. Do đó, việc tổ chức Tết Bunpimay là thể hiện sự tôn trọng trong phong tục, tập quán của nhân dân các bộ tộc Lào.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 5).

Đông đảo người dân đến tham dự.

Phát biểu tại Tết Bunpimay, ông Y Sy Thắt Ksơr, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn cho hay, những hoạt động văn hóa hết sức thiết thực diễn ra trong dịp Tết Bunpimay lần này không chỉ dành riêng cho cộng đồng người Lào trên đất Buôn Đôn, mà còn góp phần tô thắm thêm tình hữu nghị và tình đoàn kết đặc biệt, sự hợp tác toàn diện giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Lào.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 6).

Ông Y Sy Thắt Ksơr phát biểu tại ngày Tết Bunpimay. 

Thông qua việc tổ chức Tết Bunpimay và các hoạt động diễn ra trong lễ hội lần này, nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn nói chung, bà con người Việt gốc Lào nói riêng càng phấn khởi, tin tưởng sâu sắc vào chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Từ đó, ra sức phấn đấu để xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 7).

Lu đựng nước thơm tại Tết của người Lào.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 8).

Nghi thức kéo chỉ tại Tết Bunpimay.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 9).

Mọi người cùng nhau tịnh tâm, cầu nguyện.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 10).

Nghi lễ tắm phật.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 11).

Những chiếc đèn hoa đăng lần lượt được đưa xuống suối để thả. 

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 12).

Theo quan niệm của người Lào, việc thả đèn hoa đăng để xả xui với ý nghĩa xua đi mọi rủi ro trong năm cũ

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 13).

Nghi thức đắp tháp cát.

Văn hoá - Độc đáo Tết Bunpimay của người Lào trên đất Tây Nguyên (Hình 14).

Ngày Tết Bunpimay của người các bộ tộc Lào không thể thiếu nghi thức buộc chỉ tay.

Xã Krông Na là xã biên giới, có 14 dân tộc cùng sinh sống. Bà con dân tộc Lào từ khi sinh sống trên mảnh đất Krông Na đến nay luôn cùng các dân tộc, kề vai sát cánh vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng vững mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng nước được cải thiện.

Khánh Ngọc

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.