Nghề đi tủ mà PV muốn nói đến nằm ở làng An Truyền (làng Chuồn), xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Gọi là nghề đi tủ bởi dụng cụ được ngư dân nơi đây dùng để đánh bắt cá là một tấm lưới có hình chữ nhật, khi được giăng ra trông nó như một cái tủ chúng ta thường làm vật dụng để đựng đồ đạc.
Cứ thế, sợi dây thừng được thả sát xuống tầng đáy và dần thu hẹp lại. Như một phản xạ có tính bản năng, chúng thụt lùi để lẩn trốn sợi dây. Nhưng chúng không thể ngờ được rằng, chiếc lưới tủ đã được đặt sẵn để đợi chúng còn nguy hiểm hơn gấp trăm ngàn lần.
Được biết, một mẻ giăng tủ như thế kéo dài khoảng 20 phút. Mỗi ngày, ngư dân giăng tủ từ 15 - 18 mẻ, tùy theo sức lực của mình. Tuy vất vả và khó nhọc nhưng họ cũng đủ sống qua ngày.
15h30 cùng ngày, khi khoang tòng đã đầy ắp cá, cũng là lúc ngư dân đã thấm mệt, họ bắt đầu thu gom tủ cùng các vật dụng khác lại để quay trở về sau một chuyến ra khơi đầy nắng và gió.
Ông Đoàn Rô, Trưởng thôn An Truyền cho biết: “Nghề đi tủ đã có từ đời ông cha truyền lại, nghề này rất vất vả bấp bênh, chỉ đi được vào mùa nắng còn mùa mưa thì nghỉ ở nhà, đa số thời gian ngư dân phải ở dưới nước và ngoài trời nắng”.
Công Định