Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975

Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975

Thứ 5, 02/05/2013 12:38

Những tư liệu quý, nhiều tư liệu chưa được công bố của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh cũng hiếm hoi và tương đối cá biệt như số phận ông.

Trần Mai Hạnh là nhà báo đã chứng kiến giây phút lịch sử, khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cách đây 38 năm. Ông cũng lưu giữ nhiều tư liệu quý về hình ảnh 38 năm về trước của giờ phút lịch sử giải phóng Sài Gòn trưa 30/4/1975. Những tư liệu quý, nhiều tư liệu chưa được công bố cũng hiếm hoi và tương đối cá biệt như số phận ông. 

Xã hội - Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975

Nguyên TGĐ Đài TNVN Trần Mai Hạnh (trái) và TBT báo VOV Đoàn Quang ngày 20/4/2013, dưới chân Cột Cờ Hà Nội.

Gi phút lch s gii phóng Sài Gòn trưa 30/4/1975 may mn được chng kiến và bài báo được viết ngay ti Sài Gòn vào thi khc lch sử y gi v trí thế nào trong đời sng tâm hn ông?

Nhà báo Trần Mai Hạnh: - Đã 38 năm. Bao sự kiện đã diễn ra, bao biến cố đã đến với mỗi cuộc đời trong quãng thời gian không ngắn ấy. Riêng với tôi, không chỉ có những giây phút vinh quang và thời khắc huy hoàng được chứng kiến, mà còn có cả những “tai họa”, những bi thảm tột cùng phải gánh chịu. Trong những thời điểm khắc nghiệt của số phận khi vướng vòng lao lý, chính thời khắc huy hoàng trưa 30/4/1975 được chứng kiến và bài tường thuật đầu tiên của tôi về phút giây lịch sử tại Dinh Độc Lập đã giúp tôi bình tâm lại, giúp tôi đứng vững với niềm tin không gì lay chuyển về lý tưởng cao đẹp của người cộng sản mà mình đã theo đuổi để tiếp tục sống có ý nghĩa trong cuộc đời này.

Xã hội - Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975 (Hình 2).

TGĐ Thông tấn xã VN Đào Tùng (giữa) cùng hai nhà báo Trần Mai Hạnh (bìa phải) và Văn Bảo tại cửa rừng Tây Ninh sáng sớm 29/4/1975.

Như vy, ông may mn được tham gia Chiến dch H Chí Minh lch s từ đầu vi tư cách là đặc phái viên ca Vit Nam Thông tn xã?

Tôi đi trong đoàn công tác đặc biệt của Việt Nam Thông tấn xã được thành lập ngay sau chiến thắng Buôn Mê Thuột do đích thân Tổng giám đốc Đào Tùng dẫn đầu. Đoàn rời Hà Nội sáng ngày 2/4/1975, sau các mũi phóng viên đã xuất phát trước đó một tuần, trên 2 chiếc xe U-oát của Liên Xô mới tinh, màu nòng súng.

Trước giờ xe nổ máy, ông Đỗ Phượng, phó tổng giám đốc Việt Nam Thông tấn xã, người trực tiếp tuyển chọn, ký quyết định cử tôi đi trong đoàn anh Đào Tùng, xiết chặt tay tôi dặn dò: “Mai Hạnh cố gắng dọc đường viết thật nhiều tin, bài gửi về nhưng cố gắng viết được bài tường thuật đầu tiên về giờ phút lịch sử trọng đại của dân tộc, mà tôi tin rằng sẽ không còn xa nữa”.

Bài tường thut này ra đời như thế nào?

5 giờ sáng ngày 30/4, lệnh lên đường, bằng mọi cách vượt lên bám sát các lữ đoàn xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Văn Bảo đèo tôi vượt lên dòng thác người và xe cộ nườm nượp trên đường...

Xã hội - Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975 (Hình 3).

Nhà báo Trần Mai Hạnh tại Dinh Độc Lập sáng 7/5/1975 sau Lễ mít tinh ra mắt Ủy ban Quân quản TP. Sài Gòn - Gia Định. 

Khoảng 11 giờ 45 phút trưa 30/4, tôi tới được Dinh Độc Lập. Sự kiện lịch sử vừa diễn ra. Cờ chiến thắng vừa được cắm trên nóc Dinh Độc Lập. Trần Mai Hưởng - em ruột tôi, Vũ Tạo, Ngọc Đản, Hoàng Thiểm, Đinh Quang Thành... đi theo Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe tăng 203 của Quân đoàn 2 đã có mặt trước chúng tôi ít phút, các anh đã kịp ghi lại nhiều hình ảnh về những phút giây lịch sử, trong đó có bức ảnh “Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập 30/4/1975” do Trần Mai Hưởng chụp, được sử dụng rộng rãi như một trong những biểu tượng của ngày chiến thắng.

Tôi tìm hiểu ngay các dữ kiện không thể thiếu của bài tường thuật: Mấy giờ chiếc xe tăng đầu tiên húc tung cánh cửa chính Dinh Độc Lập? Mấy giờ cờ chiến thắng được cắm trên nóc Dinh Độc Lập? Chiến sĩ cắm cờ tên là gì? Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng như thế nào, ta tuyên bố chiến thắng như thế nào?..., rồi lao lên ngay tầng 2. Toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn vừa tuyên bố đầu hàng còn ngồi ở đó. Tôi lập tức hỏi và ghi lại cuộc đối thoại lịch sử giữa Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh và cán bộ chỉ huy Quân Giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập (sau này tôi được biết đó là đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 của Quân đoàn 2 cùng với Lữ đoàn xe tăng 203 của quân đoàn được lệnh đột kích, thọc sâu đánh chiếm Đinh Độc Lập)...

Sau khi viết xong bài tường thuật, tôi loay hoay không biết chuyển về Hà Nội bằng cách nào, cứ loanh quanh ở Việt tấn xã ngóng chờ xe chở điện đài và các điện báo viên của Thông tấn xã Giải phóng. Mãi chiều tối các anh mới tới. Sau khi các điện báo viên tìm chỗ đặt máy, căng ăng-ten bắt được liên lạc, tôi liền đưa bài tường thuật để các đồng chí điện về, không phải điện về Hà Nội mà là điện về trụ sở Thông tấn xã Giải phóng trên rừng Tây Ninh.

Sau này tôi được biết, tối đó anh Phạm Vỵ, cán bộ Phòng thư ký Bộ biên tập cùng đi trong đoàn đã trực canh điện đài, xé từng đoạn bài tường thuật của tôi đang được điện về để anh Đào Tùng duyệt lại trước khi điện báo viên dùng điện đài công suất lớn điện tiếp về Hà Nội. Vì điện báo viên phải đánh mooc từng chữ, chữ “a”, chữ “b”, chữ “c”... nên rất mất thì giờ. Bài tường thuật được đăng trên bản tin Đấu tranh thống nhất của Việt Nam Thông tấn xã phát báo ngay trong đêm 30/4 cũng với đầu đề “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”, nhưng do quá khuya nên Báo Nhân dân ra sáng 1/5 không đăng kịp.

Báo Nhân dân ngày 2/5/1975 đã đăng toàn văn bài tường thuật này nhưng đặt lại đầu đề là “Tiến vào Phủ Tổng thống ngụy”.

Sau khi bài tường thut được chuyển ra Hà Nội, công việc tiếp theo của ông là gì?

Tối 30/4/1975, sau khi điện được bài tường thuật về Hà Nội, trên chiếc com-măng-ca cắm cờ giải phóng tôi đi khắp Sài Gòn. Tôi cứ trên ô tô đi hết đường này tới khu khác, say sưa ngắm Sài Gòn trong đêm đầu tiên nguyên vẹn trở về. Khi về tới trụ sở Việt tấn xã thì đã quá nửa đêm. Sáng sớm 1/5, việc đầu tiên tôi làm và kết quả thật nhanh chóng. Đó là “Giấy công tác đặc biệt” của Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định cấp, cho phép tôi với tư cách phóng viên được phép hoạt động nghiệp vụ trên toàn thành phố và yêu cầu các đơn vị và chính quyền các cấp giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ. “Giấy công tác đặc biệt” ghi cả số khẩu súng ngắn K54 mà tôi được cấp từ Hà Nội.  Đó có lẽ là chiếc “thẻ nhà báo” đầu tiên được chính quyền cách mạng (Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định) cấp tại Sài Gòn trong buổi bình minh của lịch sử thành phố.

Xã hội - Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975 (Hình 4).

Giấy công tác đặc biệt Ủy ban Quân quản TP. Sài Gòn - Gia Định cấp cho phóng viên Trần Mai Hạnh sáng 1/5/1975. 

Trong lúc tôi xin “Giấy công tác đặc biệt”, thì theo chỉ thị của anh Đào Tùng, anh Văn Bảo đã kiếm được địa điểm làm trụ sở cho Phân xã Việt Nam Thông tấn xã tại Sài Gòn. Anh cắm cờ Mặt trận vào cổng ngôi nhà đó và kiếm miếng bìa treo lên với dòng chữ viết tay của anh: “Cơ quan Việt Nam Thông tấn xã tại Sài Gòn”. Nhờ biết lái ô tô, anh Văn Bảo đánh mấy chiếc ô tô cực xịn vứt bỏ quanh khu vực Dinh Độc Lập, trong đó có chiếc xe Jeep mới tinh, màu trắng chuyên làm nhiệm vụ hộ tống “Tổng thống” ngụy.

Cũng tại đây, ngày 1/5 tôi đã gửi một bức điện về căn cứ Thông tấn xã Giải phóng trên rừng Tây Ninh báo cáo công việc với anh Đào Tùng.

Mi 32 tui ông đã chng kiến và viết bài tường thut đầu tiên v gi phút lch s trưa 30/4/1975 Dinh Độc Lp, ngay sáng hôm sau đã nghĩ ti vic xin “Giy công tác đặc bit” ca y ban Quân qun, ri kiếm tr s và ngay chiu 1/5/1975 đã đin đi t Sài Gòn bc đin cũng rt đặc biêt. Ông có th cho biết ni dung bc đin đó?

Bức điện này, anh Phạm Vỵ, cán bộ Phòng thư ký Bộ biên tập Việt Nam Thông tấn xã cùng đi trong đoàn được anh Đào Tùng giao đã lưu giữ suốt 31 năm, và trao lại cho tôi đúng sáng ngày 30/4/2006, tại cuộc gặp mặt cán bộ, phóng viên TTXVN từng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử do ông Đỗ Phượng, nguyên Tổng giám đốc TTXVN chủ trì. Bức điện do điện báo viên Thông tấn xã Giải phóng nhận, viết tay trên giấy đã ố vàng, bút tích có ghi: “Hỏa tốc. Kg Anh Hai Đào. Nhận lúc 16h, 1/5. Đã gọi điện ngay sang B22 để b/c điện này song không liên lạc được”.

Xã hội - Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975 (Hình 5).

Bản lưu của điện báo viên Thông tấn xã Giải phóng nhận bức điện do phóng viên Trần Mai Hạnh đánh đi từ Sài Gòn chiều 1/5/1975.

Bức điện ở thời điểm lịch sử ngày ấy, hiện tôi đang lưu giữ, nội dung như sau: “Điện anh Hai Đào Tùng. Báo cáo anh đã tìm được trụ sở ở 126 Phan Đình Phùng và xin được 3 xe ô tô. Đề nghị anh cho anh Phạm Vỵ (thư ký) và các anh Vĩnh, Sửu (lái xe) xuống ngay, sớm giờ nào hay giờ ấy. Cánh Lâm Hồng Long, Hứa Kiểm... về ở cả đây nên sinh hoạt, kinh phí có nhiều khó khăn. Đề nghị anh cho chỉ thị gấp. Nếu anh không xuống được trong 1, 2 ngày tới thì xin anh có thư trao đổi với anh Năm Xuân. Sài Gòn 1/5/75. Mai Hạnh”.

Ông biết bài tường thut ca mình được báo, đài s dng thi đim nào, và trong bi cnh nào?

Xã hội - Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975 (Hình 6).

Phù hiệu phóng viên tại Lễ mít tinh ra mắt Ủy ban Quân quản TP. Sài Gòn - Gia Định sáng 7/5/1975.

Trưa 1/5/1975, tôi và Văn Bảo với chiếc đài bán dẫn mang theo, đang trên ô tô giữa đường phố Sài Gòn sôi động, nườm nượp dòng người của ngày hội lớn thì nghe được buổi thời sự đặc  biệt của Đài TNVN. Sau bản tin đặc biệt của Thông tấn xã Giải phóng: “Từ sáng 1/5/1975, toàn bộ miền Nam nước ta đã hoàn toàn giải phóng”, Đài đã đọc trang trọng bài tường thuật “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng” của tôi. Âm thanh radio được mở hết cỡ, bài tường thuật vang lên giữa biển người và cờ hoa chào đón của Sài Gòn giữa trưa nắng đẹp chan hòa của ngày Quốc tế Lao động 1/5 đầu tiên đất nước thống nhất.

Ông tr ra Hà Ni bng đường không hay đường b? Chuyến đi có gì đáng nh?

Không, tôi trở ra bằng đường biển, trên tàu Đồng Nai, và đó là chuyến tàu biển đầu tiên chạy từ cảng Sài Gòn ra cảng Hải Phòng. Sở dĩ ra đường biển vì khi đó anh Đào Tùng muốn chở chiếc xe Jeep màu trắng, mới tinh của phủ “Tổng thống” ngụy mà anh Văn Bảo thu được về Hà Nội vừa để phục vụ cơ quan vừa lưu lại một kỷ vật đáng nhớ của chiến dịch lịch sử này. Mọi thủ tục an ninh và hải quan tại Thương cảng Sài Gòn đã hoàn tất, nhưng trong văn bản cuối cùng xác nhận những thiết bị, phương tiện tôi được phép mang theo do Phó Chánh Văn phòng Uỷ ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định Phạm Kim Thảo ký ngày 30/5/1975, chiếc xe Zeep bị gạch khỏi danh mục.

Những giấy tờ liên quan ngày ấy, hiện tôi vẫn lưu giữ. Trong bản kê khai hải quan đồ dùng cá nhân của tôi ngày ấy ghi rõ và chi tiết đến mức: “1 đài bán dẫn HITACHI, 1 máy ghi âm SONY, 1 máy chữ xách tay ROYAL…”. Hồ sơ, tài liệu thu thập được trong chiến dịch, trong đó có cả nghìn lá thư để đầy một ba lô.

Ông có th nói thêm v chiếc máy ch và tài liu thu thp được trong chiến dch?

Đó là chiếc máy chữ xách tay xinh xắn còn mới nguyên, hiệu ROYAL của Mỹ tại Văn phòng Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn tôi đã dùng để đánh tin, bài những ngày ấy, kể cả việc giúp Tổng Giám đốc Đào Tùng khởi thảo Diễn văn khai mạc và bế mạc của Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định đọc tại Lễ mít tinh và diễu binh lịch sử mừng chiến thắng ngày 15/5/1975 tại Sài Gòn. Ngày ấy, máy chữ xách tay cực hiếm và là mơ ước của những người làm báo, viết văn. Giấy chứng nhận của Bộ biên tập Việt Nam Thông tấn xã cho phép tôi mang ra Hà Nội và sử dụng chiếc máy ROYAL, số máy NC 8053843 tôi còn giữ, nhưng máy chữ hiện không còn. Nguyên do năm 1981, do hàng xóm bất cẩn làm can xăng hơn 20 lít bốc cháy, hỏa hoạn thiêu rụi nhà tôi, đồ đạc cháy sạch, trong đó có cả bản thảo tôi viết tay bài tường thuật đầu tiên hoàn thành lúc 14 giờ chiều 30/4/1975 và hơn 1.000 lá thư của binh lính Sài Gòn và nhiều gia đình trong các thành thị miền Nam viết ngay trong những ngày đó mà suốt chặng đường chiến dịch bám sát các binh đoàn chủ lực từ Huế vào tận Sài Gòn tôi đã thu thập được. Họa vô đơn chí, đúng lúc ấy vợ chồng tôi mất cắp cả hai chiếc xe đạp, tôi đành bán chiếc máy chữ ROYAL kỷ vật của mình mà chỉ đủ tiền mua chiếc xe đạp Thống Nhất.

Xã hội - Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975 (Hình 7).

 

Tài liệu thu thập, chỉ riêng những bức thư tên thật, người thật phản ảnh cả nghìn số phận, tâm trạng thật của con người trước một biến cố trọng đại của lịch sử, nếu không bị thiêu cháy thì tập hợp, chọn lọc và biên tập đã được một cuốn tiểu thuyết giá trị. Một số tác phẩm văn học của tôi đã xuất bản: “Tình yêu và án tử hình” (NXB Thanh niên), “Sụp đổ và tự thú”, “Ngày tận thế” (NXB QĐND). Cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử “Những ngày cuối cùng của Việt Nam cộng hòa” tôi đã cơ bản hoàn thành, năm 2000, được báo Văn nghệ đăng nhiều kỳ và Đài TNVN đọc dài kỳ trên chương trình đọc truyện đêm khuya. Lẽ ra cuốn sách được xuất bản từ năm 2002, nhưng không may ở thời điểm đó, tôi bị vướng vòng lao lý, chương cuối cùng chưa xong, không kịp nộp nhà xuất bản theo hợp đồng, đành gác lại.

Hai anh em rut cùng là phóng viên Vit Nam Thông tn xã tham gia Chiến dch H Chí Minh, ngh báo mang li cho ông điều gì?

Nhiều vinh quang nhưng cũng không ít cay đắng. Sau “tai họa” năm 2002, trong những cuộc gặp mặt, giao lưu với các phóng viên từng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, ngoài lời kể của anh Văn Bảo về chuyến đi của hai anh em tôi, không ai nhắc đến số phận của bài tường thuật đầu tiên về những giờ phút trọng đại vào trưa 30/4/1975 ở Dinh Độc Lập nữa. Nhân tình, thế thái và xã hội đã nhiều đổi thay. Có những thời điểm, con người không những chỉ cần phải im lặng mà còn cần phải biết cách im lặng thế nào, và có những điều phải im lặng đến suốt đời.

Xã hội - Độc quyền: Nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh & giờ phút lịch sử 30/4/1975 (Hình 8).

Hai anh em nhà báo Trần Mai Hạnh và Trần Mai Hưởng chụp tại Huế sáng 4/4/1975.

Ông vn viết báo, viết văn?

Sau tai họa 2002, tôi viết báo với bút danh Trần Nhật Thi. Nhiều bài được dư luận quan tâm: “Day dứt chuyện Nông trường Sông Hậu” (Lao Động); “Nụ cười, nước mắt nông dân”, “Cảm động một dòng chảy thông tin”, “Hãy xử sự vì lợi ích xã hội” và nhiều bài khác trên Báo Tiếng nói Việt Nam, nay là Báo VOV...

Tên Trần Mai Hạnh ký dưới các bài báo và sáng tác văn học được tôi dùng lại từ năm 2010.

Đoàn Quang (Thực hiện)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.