Đổi giấy phép lái xe PET: Bộ GTVT cần minh bạch xử lý trách nhiệm

Đổi giấy phép lái xe PET: Bộ GTVT cần minh bạch xử lý trách nhiệm

Đỗ Thị Thơm

Đỗ Thị Thơm

Thứ 2, 01/05/2017 16:44

“Bộ GTVT phải công khai xin lỗi người dân. Tiếp đó là phải xử lý trách nhiệm của người tham mưu ra các văn bản này”, ĐB Trương Minh Hoàng nói.

Mới đây, bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã ban hành Thông tư 12 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (GPLX). Trong đó, có điểm đáng chú ý là bỏ quy định bắt buộc đổi GPLX từ giấy sang thẻ PET.

Theo đó, Thông tư 12 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ được ban hành ngày 15/4/2017 và có hiệu lực thi hành từ 1/6/2017, thay thế Thông tư 58 trước đây. Tại Điều 37 về việc đổi GPLX bằng giấy sang GPLX bằng vật liệu PET được khuyến khích thực hiện trước ngày 31/12/2020. Tức là Thông tư 12 đã huỷ bỏ tất cả các quy định bắt buộc người dân phải đổi GPLX giấy bìa sang nhựa PET trong Thông tư 58.

Xã hội - Đổi giấy phép lái xe PET: Bộ GTVT cần minh bạch xử lý trách nhiệm

Nhiều người dân đã ùn ùn đi đổi giẩy phép lái xe sang thẻ PET vì Thông tư 58. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc bộ GTVT ban hành Thông tư 12 “sửa sai” Thông tư 58 mới chỉ là xử lý văn bản. Và việc dư luận quan tâm là Bộ sẽ xem xét trách nhiệm và xử lý hậu quả ra sao.

Trao đổi về vấn đề này với PV báo Người Đưa Tin, ĐBQH Trương Minh Hoàng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng: “Để ban hành một văn bản mới (Thông tư 12 – PV), chắc chắn rằng, bộ GTVT cũng phải họp đi họp lại nhiều lần.

Cụ thể, Thông tư 58 ban hành, trong đó có quy định bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe bìa giấy sang vật liệu nhựa PET đã gặp phải ý kiến phản đối của người dân, bộ Tư pháp cũng đã “tuýt còi” văn bản này. Bộ GTVT ban hành văn bản mới (Thông tư 12 – PV) thì trước đó họ phải ngồi lại kiểm điểm trách nhiệm đúng, sai của những bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc này".

Theo ĐB Hoàng, thời gian qua, không riêng bộ GTVT ban hành văn bản quy phạm pháp luật vi phạm luật mà nhiều địa phương, bộ ngành cũng từng “vấp phải” việc tương tự. Chính vì thế, các cơ quan kiểm soát, giám sát phải có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra xem cơ quan nào ban hành văn bản quy phạm pháp luật sai thì phải xử lý.

"Về việc xử lý liên quan đến ban hành văn bản trái pháp luật, đầu tiên là đơn vị ban hành văn bản phải công khai xin lỗi người dân. Như trường hợp trên, tôi cho rằng, bộ GTVT phải công khai xin lỗi người dân vì tôi được biết rất nhiều người đã đổ xô đi làm thẻ PET khi biết Thông tư 58 bắt buộc người dân đổi giấy phép lái xe còn hạn sang giấy phép lái xe thẻ PET.

Tiếp đó là phải xử lý trách nhiệm của những người tham mưu ra các văn bản quy phạm pháp luật vi phạm như vậy. Việc xử lý đương nhiên phải làm nhưng sau khi xử lý phải công bố xử lý các cá nhân liên quan ở mức độ nào với trách nhiệm của người tham mưu, giúp việc đó.

Bởi cán bộ công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm còn phải xử lý huống hồ tham mưu ra các văn bản quan trọng mà bị sai”, ĐBQH Trương Minh Hoàng nêu quan điểm.

Đỗ Thơm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.