Đòi lại vỉa hè cho người đi bộ: Văn minh có cao hơn kinh tế?

Đòi lại vỉa hè cho người đi bộ: Văn minh có cao hơn kinh tế?

Trịnh Thị Bảo Trang

Trịnh Thị Bảo Trang

Thứ 4, 01/03/2017 10:21

Khi chưa giải quyết được vấn đề kinh tế cho những cá nhân sống bám vỉa hè thì chắc chắn chiến dịch “đòi lại vỉa hè cho người đi bộ” chỉ dừng lại ở mức tạm thời.

Những ngày gần đây, câu chuyện “đòi lại vỉa hè cho người đi bộ” đã nóng hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận được “sức nóng” của sự việc đó qua hành động quyết liệt của các cơ quan chức năng từ Nam ra Bắc cùng sự ủng hộ, quan tâm sâu sắc của dư luận.

Trong công cuộc đòi lại vỉa hè cho người đi bộ, song song với hướng giải quyết mang tính nhanh chóng tạm thời (lắp barie, dẹp bỏ, thu hồi những sự vật lấn chiếm vỉa hè, xử phạt những người có hành vi vi phạm...) là sự trăn trở, là hướng giải quyết mang tính bền vững và lâu dài hơn: nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của người dân.

Xi nhan Trái Phải - Đòi lại vỉa hè cho người đi bộ: Văn minh có cao hơn kinh tế?

 Người đi bộ phải đi xuống lòng đường vì vỉa hè đã bị người dân chiếm dụng. Ảnh: Internet.

Đương nhiên, ai cũng có suy nghĩ rằng việc xử phạt quyết liệt sẽ dần nâng cao được ý thức của người dân. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. Bởi nó chỉ đúng với những trường hợp “vi phạm vô thức”, tức họ chưa có hoặc có rất ít ý thức về hành vi vi phạm của mình. Trang bị kiến thức về pháp luật, về sự văn minh cho người dân bằng những hình phạt “đánh vào kinh tế” có lẽ là việc làm có tính hiệu quả nhất.  

Ngược lại với “vô thức” là có ý thức. Có những người vi phạm vì không biết mình sai và có những người biết sai nhưng vẫn cố tính vi phạm. Và dường như chúng ta chỉ có một lí do để giải thích cho những hành vi “biết sai những vẫn làm” đó là “sự bắt buộc”.

Như ta đã biết, vỉa hè không đơn thuần là không gian “dôi” ra để trưng bày hàng hóa, là nơi để xe bất đắc dĩ hay là “lối thoát” cho những phương tiện đang kẹt cứng dưới lòng đường... Mà vỉa hè thậm chí còn là “miếng sinh nhai”, là nguồn sống của nhiều gia đình.

Xi nhan Trái Phải - Đòi lại vỉa hè cho người đi bộ: Văn minh có cao hơn kinh tế? (Hình 2).

 Quận Hoàn Kiếm trong ngày đầu ra quân đòi lại vỉa hè cho người đi bộ. Ảnh: Gia đình

Quả thật, không hề có sự phóng đại khi chúng ta nói rằng “tấc đất tấc vàng”. Bởi doanh thu một ngày của một gánh hàng thô sơ tại vỉa hè những thành phố lớn (TP. HCM, TP. Hà Nội...) cũng có thể lên tới hàng triệu (hoặc chục triệu) đồng. Nên vì miếng cơm manh áo, vì sự sống của bản thân và gia đình, họ “bắt buộc” phải bám trụ lấy vài tấc đất vỉa hè mặc dù họ biết rõ việc đó là vi phạm pháp luật, là “ăn cướp” quyền lợi của nhiều cá nhân khác.

Thực tế cho thấy, khi mượn vỉa hè làm nơi kinh doanh, nhiều cá nhân, tập thể đã xác định tinh thần cho sự bất tiện. Họ tự trang bị những kiến thức cơ bản, trau dồi những kĩ năng cần thiết nhất cho việc “đánh hơi” được sự xuất hiện của các cơ quan chức năng, chạy hàng và dọn hàng.

Những kĩ năng, kiến thức đấy thường xuyên được trau dồi và luyện tập qua những “khóa chạy hàng” thường nhật. Đương nhiên, với sự việc lần này, nhiều hộ kinh doanh cũng chỉ coi đó là một thử thách lớn. Vượt qua được thì không sao mà không vượt qua được thì… mất toi một (hoặc vài) buổi bán hàng. Họ chấp nhận đánh đổi hai chữ “văn minh” để giữ vẹn hai chữ “kinh tế”. 

Chắc chắn rằng nếu chưa giải quyết được vấn đề về “bát cơm” cho những hộ gia đình sống bám vỉa hè thì kết quả của chiến dịch “đòi lại đường cho người đi bộ” chỉ đơn thuần dừng lại ở hai chữ “tạm thời”.  

Bởi vì khi kinh tế còn thấp thì văn minh cũng không thể cao hơn được.

Bảo Trang

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.