Đồng bằng sông Cửu Long và câu chuyện liên kết để phát triển kinh tế

Đồng bằng sông Cửu Long và câu chuyện liên kết để phát triển kinh tế

Lê Tuấn

Lê Tuấn

Thứ 6, 17/12/2021 17:08

Thúc đẩy chuỗi liên kết chặt chẽ sẽ là động lực lớn nhất giúp khôi phục kinh tế cho Tp.HCM và các tỉnh ĐBSCL sau đại dịch.

Sáng 17/12, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Bộ Khoa học và Công nghệ; UBND Tp.HCM chủ trì diễn đàn MeKong Connect 2021 với chủ đề “Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới”.

Cần có cơ chế, chương trình hành động cụ thể

Đây là diễn đàn được tổ chức thường niên dành cho doanh nhân, nông dân, HTX, nhà quản lý chính quyền, các chuyên gia trong- ngoài nước…quan tâm đến sự phát triển mối liên kết, mở rộng vùng giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Với mong muốn khôi phục chuỗi cung ứng hàng hóa, đẩy mạnh công tác liên kết, tiêu thụ hàng hóa giữa Tp.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL, diễn đàn năm nay đã thu hút sự tham dự của hơn 200 chuyên gia, diễn giả, nhà khoa học, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đây còn là cơ hội để các tổ chức, cá nhân học hỏi, tìm ra giải pháp để thúc đẩy liên kết, hội nhập.

Kinh tế vĩ mô - Đồng bằng sông Cửu Long và câu chuyện liên kết để phát triển kinh tế

Nhiều lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL tham dự Diễn đàn

Phát biểu khai mạc, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND Tp.HCM, Phan Văn Mãi cho biết, Tp.HCM và các tỉnh ĐBSCL hiện đang trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội sau một giai đoạn khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 gây lên.

Chủ tịch UBND Tp.HCM khẳng định tầm quan trọng của mối liên kết, hợp tác cùng phát triển với khu vực ĐBSCL và mong muốn, Diễn đàn lần này là động lực lớn, thúc đẩy chuỗi liên kết, mang lại hiệu quả phục hồi kinh tế xã hội cho các tỉnh ĐBSCL nói chung và Tp.HCM nói riêng.

Kinh tế vĩ mô - Đồng bằng sông Cửu Long và câu chuyện liên kết để phát triển kinh tế (Hình 2).

Chủ tịch UBND Tp.HCM, Phan Văn Mãi

Nhằm đạt được những hiệu quả thực tế, Chủ tịch UBND Tp.HCM đề xuất, cần đưa ra và thảo luận các vấn đề, cơ chế hợp tác cụ thể. Tập trung rà soát những trọng tâm liên quan đến lợi ích, tác động đến mối liên hệ, liên kết hợp tác phát triển giữa ĐBSCL và Tp.HCM, từ đó thống nhất các chương trình hành động. Các tỉnh thành liên quan cần có đầu mối triển khai cụ thể và định kỳ đánh giá để kịp thời cập nhật, điều chỉnh những bất cập.

“Cộng đồng doanh nghiệp Tp.HCM, doanh nghiệp ĐBSCL là nhân tố chính, đóng vai trò quyết định cho sự hợp tác và phát triển chung”, Chủ tịch UBND Tp.HCM nhấn mạnh.

Liên kết vùng- yếu tố quyết định thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan mở đầu bài tham luận của mình bằng câu ví “Qua cơn hoạn nạn mới hiểu được lòng nhau” để đánh giá về tính quan trọng của mối liên kết tương hỗ giữa Tp.HCM và các tỉnh ĐBSCL.

Một lần nữa, Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng cốt lõi trong cơ cấu nền kinh tế của ngành nông nghiệp và cho rằng, ĐBSCL với 13 tỉnh thành, 13 mảnh ghép địa giới hành chính, dân số xấp xỉ 20 triệu người là 1 thực thể kinh tế với những “mạch máu kinh tế” đa dạng và trải rộng.

“Câu chuyện liên kết khu vực ĐBSCL đã được chúng ta nhắc đến từ gần 20 năm trước nhưng chưa thực hiện được một phần nguyên nhân từ hạ tầng giao thông bị đứt gãy”, Bộ trưởng trăn trở.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, nguyên nhân đến từ hạ tầng giao thông chỉ là điều kiện cần, chính tư duy quyết tâm hợp tác, liên kết vùng mới là điều kiện đủ. Tư duy hợp tác sẽ quyết định đến hệ thống liên kết và liên kết phải bắt nguồn từ chính các doanh nghiệp địa phương.

Kinh tế vĩ mô - Đồng bằng sông Cửu Long và câu chuyện liên kết để phát triển kinh tế (Hình 3).

Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu tại Diễn đàn Mekong Connect 2021

Diễn đàn Mekong Connect là cơ hội để những lãnh đạo địa phương tìm ra những sáng kiến mới, cách làm mới để từ đó quyết định phương thức hành động chung cho 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, kích hoạt cơ chế liên kết giữa các doanh nghiệp lại với nhau.

“Chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, bám sát theo các diễn biến thị trường, lắng nghe ý kiến từ chính những doanh nghiệp và người dân”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Nền kinh tế “xanh” là xu thế tất yếu của thế giới trong tương lai nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn còn đang loay hoay với tư duy sản lượng, tạo ra được nhiều sản lượng nhưng đánh đổi chi phí đầu vào, đánh đổi môi trường hệ sinh thái là quá lớn.

Đứng trước sự thách thức đến từ 3 “Biến”: Biến đổi khí hậu; Biến động thị trường và Biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới, nông nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi theo xu hướng “xanh”, đến năm 2050, đưa giảm thải khí nhà kính về 0 theo đúng cam kết của Thủ tướng tại COP 26.

“Khi đứng trước sự thay đổi, người ta thường cân nhắc quá nhiều về cái giá phải trả mà quên đi những thiệt hại nếu không chịu thay đổi”.

Kinh tế vĩ mô - Đồng bằng sông Cửu Long và câu chuyện liên kết để phát triển kinh tế (Hình 4).

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT luôn trăn trở với vấn đề liên kết vùng của khu vực ĐBSCL

Bộ trường bày tỏ mong muốn, Diễn đàn lần này sẽ hội tụ được nhiều sáng kiến, ý tưởng đến từ cộng đồng doanh nghiệp, các nhà khoa học và chuyên gia…giúp cho lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL khởi tạo lên được những chính sách, những mô hình hợp tác công – tư phù hợp, áp dụng vào thực tiễn triển khai, giúp cho công tác phối hợp giữa Chính quyền, doanh nghiệp và người dân trở lên chặt chẽ hơn nữa.

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.