Đóng đinh vào mộ có dấu hiệu của tội xâm phạm mồ mả

Đóng đinh vào mộ có dấu hiệu của tội xâm phạm mồ mả

Thứ 4, 18/01/2017 17:05

Việc ông Phùng Văn Tiếu đã đóng đinh, chôn dao, răng bừa, cọc tre vào hàng chục ngôi mộ người dân cùng thôn có dấu hiệu của tội xâm phạm mồ mả.

>> Hé lộ nguyên nhân hàng chục ngôi mộ bị đóng đinh nhiều năm

Từ năm 2010 cho đến 2016, ông Phùng Văn Tiếu (SN 1956, trú tại thôn Thanh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội) đã âm thầm mang đinh, dao, cọc, răng bừa chôn vào những ngôi mộ của một số hộ gia đình có mâu thuẫn với mình.

"Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma”, việc làm của ông Tiếu cuối cũng cũng đã bị phát giác.

Chiều ngày 5/1/2017, qua camera giám sát của gia đình, ông N.V.M (60 tuổi, trú tại thôn Thanh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội) đã phát hiện ra thủ phạm nhiều lần ném hoa héo, chân nhang, cọc tre vào cổng nhà mình chính là ông Tiếu.

Sự việc bị vỡ lở, một số hộ dân khác cũng nghi ngờ người đàn ông này còn có những việc làm “tày trời” khác liên quan đến mồ mả. Chính vì vậy, ông K.V.H người cùng thôn đã báo cáo sự việc lên công an xã.

Qua kiểm tra bên trong 12 ngôi mộ của thôn Thanh Chiểu (xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) cơ quan chức năng xã và người dân đã phát hiện ra rất nhiều đinh 10 cm, cọc tre, răng bừa, dao được chôn.

Kết nối NĐT - Đóng đinh vào mộ có dấu hiệu của tội xâm phạm mồ mả

Ông Phùng Văn Tiếu thừa nhận đã chôn dao, răng bừa, đinh 10 và cọc tre vào mộ của những hộ gia đình có mâu thuẫn với mình.

Tại buổi làm việc với Công an xã Sen Chiểu, ông Tiếu đã thừa nhận tất cả, dao, đinh, cọc tre, răng bừa ở bên trong những ngôi mộ trên là ông đã chôn vào. Nguyên nhân dẫn đến những việc làm này cũng được người đàn ông này cho biết là do có mâu thuẫn với các hộ có mộ bị xâm phạm nói trên.

Để hiểu rõ hơn việc làm của ông Phùng Văn Tiếu, PV đã có buổi trao đổi với luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP. Hà Nội.

Theo luật sư Đặng Văn Cường: “Hành vi của ông Tiếu có dấu hiệu của tội Xâm phạm mồ mả. Vì vậy, cơ quan công an cần làm rõ mục đích của hành vi này và hậu quả mà ông Tiếu đã gây ra với các ngôi mộ của một số gia đình địa phương.

Nếu có căn cứ xác định ông Tiếu có hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm mồ mả của người khác thì ông này sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 246, Bộ luật hình sự. Hình phạt có thể là cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Nếu hậu quả gây ra được xác định là nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới an ninh trật tự, an toàn xã hội, gây hoang mang trong dư luận thì hành vi này còn có thể bị xử lý theo khoản 2, Điều 246 BLHS với hình phạt là phạt tù từ 1 năm đến 5 năm".

Luật sư Cường nêu quan điểm: "Trong những vụ án xâm phạm thi thể, mồ mả có thể có can phạm có biểu hiện tâm thần. Vì vậy, nếu trong quá trình điều tra, xác minh mà phát hiện ông Tiếu có dấu hiệu tâm thần thì cơ quan công an cần trưng cầu giám định tâm thần cho can phạm để làm căn cứ giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật".

Ngoài trách nhiệm pháp lý mà người xâm phạm mồ mả phải chịu trước pháp luật thì người xâm phạm mồ mả, hài cốt phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 629, Bộ luật dân sự năm 2005.

Theo đó, cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

Nếu hành vi xâm phạm mồ mả xảy ra sau ngày 01/01/2017 thì sẽ phải bồi thường theo quy định tại Điều 607, của Bộ luật dân sự năm 2015.

Điều 607 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả như sau:

- Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

- Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều 607 Bộ luật dân sự 2015 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.

d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định

Đào Nguyên

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.