Thực tế này đã được kiểm chứng tại Afghanistan, Pakistan, Bắc Triều Tiên và Iran. Tiến trình hòa bình giữa người A rập và người Israel đã thất bại, Nhà Trắng đang phải đối mặt trong việc đấu tranh để cứu vãn những hy vọng còn sót lại. Châu Âu đang vật lộn bên bờ vực của sự sụp đổ tài chính, Mỹ chỉ có thể động viên các đồng minh của mình dành nhiều thời gian hơn nữa trong việc chứng tỏ sự tín nhiệm trước dân chúng.
Nước Mỹ đang cố gắng hoàn thành quá nhiều điều ở quá nhiều nơi khác nhau trong cùng một thời điểm khi mà chính sách ngoại giao của Mỹ bị ngăn cản bởi những bất đồng thường thấy trong lịch sử của quốc gia này. Bởi vậy, nước Mỹ đang chẳng thực hiện được mục tiêu nào một cách viên mãn cả.
Đồng đô la có phải là chiếc phao cứu sinh cho chính sách ngoại giao của Mỹ?
Một giải pháp đơn giản là: Xây dựng những ưu thế rõ ràng và giảm bớt những cam kết khác. Chính quyền Obama nên xây dựng ba mục tiêu mang tầm quốc tế có thể thực hiện trong tầm tay là: Duy trì sự tin cậy của đồng đô la với tư cách là vật tích trữ trên toàn thế giới; tạm dừng sự phát triển các loại vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học; và cuối cùng là duy trì mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Đây không phải là phương thức cô lập mà là mục tiêu của thế giới; nó là con đường tốt nhất để nước Mỹ có thể lấy lại được vị trí đầu tàu của thế giới.
Nước Mỹ có những lý do chính đáng để quan tâm về những vấn đề khác – từ vấn đề nhân quyền tới biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng – nhưng nhiều sự kiềm tỏa về kinh tế và sức ép của đảng phái đã khiến cho việc tiến tới thành công trở nên bấp bênh, không chắc chắn.
Sự tín nhiệm đối với đồng đô là sức mạnh của nước Mỹ. Mọi người trên khắp các lục địa đều sử dụng đồng đô la trong giao dịch, tích trữ và đầu tư. Tình trạng mang tính toàn cầu của đồng đô la lớn mạnh từ bài học lịch sử của Washington trong việc quản lý nợ công, đầu tư vào sự phát triển, khuyến khích tự do thương mại và chi trả cho tất cả các nghĩa vụ.
Tình trạng suy thoái và khủng hoảng nợ gần đây đã làm rung động những giả định trên. Hơn bất cứ điều gì khác, ông Obama phải xác nhận lại một lần nữa với lòng tin của nước ngoài vào đồng đô la bằng việc cho mọi người thấy rằng ông có thể đưa ra những quyết định khó khăn, động viên toàn bộ cử tri cắt giảm khoản nợ công, tăng thêm thu nhập. Những vấn đề về quản lý ngân khố tài chính đối với chính sách ngoại giao của Mỹ còn quan trọng hơn là các cuộc tranh cãi ầm ĩ về các cuộc khủng hoảng.
Các loại vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học là những cán cân có thể cho phép những đối thủ tuyệt vọng và yếu ớt làm xói mòn sức mạnh của nước Mỹ. Việc gia tăng các loại vũ khí nhỏ bé nhưng có sức hủy diệt ghê gớm sẽ làm tăng thêm khả năng phá hủy sự cân bằng các thành phố của Mỹ, có thể gây tổn hại đến cơ sở hạ tầng và sức mạnh của quốc gia trong một vài năm tới. Đây thực sự là một cơn ác mộng đối với nước Mỹ và ngài tổng thống phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn không cho chúng xảy ra.
Việc đảm bảo các điều kiện thuận lợi phải nhận được sự quan tâm và hỗ trợ ở mức độ tối đa, ngoại trừ việc cắt giảm ngân sách quốc phòng. Ông Obama cần phải làm nhiều hơn nữa để tạo nên sự ủng hộ cho sự ràng buộc nhiều mặt, bao gồm cả khả năng sử dụng vũ khí quân sự.
Cuối cùng, Washington phải nghiên cứu một cách toàn diện về mối quan hệ của họ với Bắc Kinh. Trung Quốc vẫn là một thách thức trong tương lai đối với Mỹ, và các nhà lãnh đạo của họ đã cho thấy sự quan tâm có đôi chút bất đồng với Mỹ. Sự ổn định của thế giới sẽ đòi hỏi những nỗ lực của Mỹ trong việc quan hệ với Trung Quốc theo những cách mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia – đặc biệt là về những vấn đề phát triển và tài chính, những nơi mà cả Washington và Bắc Kinh cùng chia sẻ mối quan tâm chung về sự suy thoái và chủ nghĩa khủng bố. Chìa khóa quan trọng để duy trì mối quan hệ này là tập trung vào những vấn đề lớn hơn là bị chia rẽ những vấn đề nhỏ như vấn đề về tỷ giá tiền tệ và vấn đề Đài Loan.
Chính quyền ông Obama đã được thừa hưởng những nỗ lực lâu dài từ trước trong việc hỗ trợ tái thiết kinh tế, cải tổ chính trị, xây dựng đất nước và tạo dựng hòa bình.
Ngày nay, Mỹ có quá nhiều sự cam kết nhằm đạt được một sự thành công về chính sách ngoại giao. Những cuộc khủng hoảng triền miên góp phần tạo nên những sự hỗn loạn, lãng phí và không hiệu quả.
Để tập trung vào sự tái thiết, nước Mỹ cần những sự ưu tiên một cách nguyên tắc và rõ ràng. Đối với việc lấy lại vai trò “lãnh đạo thế giới”, họ cần dũng cảm để nói lên rằng họ sẽ làm mọi thứ tốt hơn, trong khi phải tự kiềm chế ở những nơi khác.
Chí Thành