“Chỉ nên đồng bộ về kích cỡ, đừng áp đặt màu sắc, sáng tạo”
Đó là ý kiến của KTS Phạm Quang Thiện - hiện công tác tại Cty CPKT Việt Hà khi đưa ra ý kiến về dãy biển hiệu “trăm biển như một” trên con đường kiểu mẫu Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân – Hà Nội).
KTS Thiện cho rằng, việc đồng bộ biển hiệu như trên sẽ giết chết thương hiệu, giết chết sự sáng tạo.
“Thường thì biển hiệu phải thể hiện đặc điểm riêng của quán, của từng hãng, không thể “trăm biển như một”. Bún đậu, vịt quay lại tương đồng với thương hiệu lớn. Mỗi cửa hàng, mỗi sản phẩm phải có thương hiệu riêng” – KTS Thiện phân tích.
Đồng phục biển hiệu khiến khách hàng đi đường khó nhận biết nơi cần vào - (Ảnh: Nhất Nam).
Theo KTS Thiện, việc đồng bộ về kích thước và chiều cao thì được còn màu sắc và kiểu cách thể hiện thì phải giành cho sự sáng tạo.
Trên phương diện thiết kế, phối màu, KTS Thiện cho rằng, việc “đồng bộ trăm biển như một” không tạo ra điểm nhấn, gây sự nhàm chán, thậm chí nhầm lẫn về thương hiệu, làm khó người kinh doanh.
“Ở nước ngoài họ quy hoạch biển hiệu, biển quảng cáo rất văn minh. Ở Việt Nam đây chắc là lần đầu tiên nhưng chúng ta chỉ nên đồng bộ về chiều cao, kích cỡ chứ không nên áp đặt màu sắc, thiết kế bởi vô tình nó làm đơn điệu cả một dãy phố” – Anh Quang một KTS ở Hà Nội góp ý.
Trả lời PV báo Người đưa tin, PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh - Trưởng bộ môn quản trị thương hiệu Trường Đại học Thương mại Hà Nội đưa ra quan điểm: “Việc quy định về kích cỡ, chiều cao ở đường Lê Trọng Tấn là khá đẹp, nhưng ở góc độ chuyên môn chúng ta nên chỉ có quy định về đường bao, đường viền, hoặc điểm nhấn xanh đỏ. Còn trên biển nên để màu trắng để họ thể hiện màu sắc thương hiệu của mình.
Ngoài ra, theo ông Thịnh nên