Đồng tiền biến một bộ phận lãnh đạo ngành Dầu khí giỏi chuyên môn thành tội đồ

Đồng tiền biến một bộ phận lãnh đạo ngành Dầu khí giỏi chuyên môn thành tội đồ

Nguyễn Thành Huế

Nguyễn Thành Huế

Thứ 6, 22/12/2017 06:47

Ngày 20/12 thêm một nguyên lãnh tập đoàn Dầu khí, ông Phùng Đình Thực bị khởi tố. Theo nhận định của người trong ngành, một số lãnh đạo ngành Dầu khí là những người lăn lộn và có công trong việc phát triển lĩnh vực này từ những ngày gian khó. Thế nhưng, đồng tiền đã biến họ từ một người giỏi chuyên môn trở thành tội đồ, thất thoát khối tài sản lớn của đất nước.

Xã hội - Đồng tiền biến một bộ phận lãnh đạo ngành Dầu khí giỏi chuyên môn thành tội đồ

Một loạt cựu lãnh đạo cấp cao tập đoàn Dầu khí bị vướng vòng lao lý

Hàng loạt sếp lớn của các tập đoàn đình đám như tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) bị vướng vòng lao lý. Bên cạnh đó là bảng danh sách dài các dự án nghìn tỷ bị thua lỗ, đắp chiếu hoặc tiến độ ì ạch. Riêng ngành Dầu khí, năm 2017 là đợt cao điểm, còn trước đó, hàng loạt cán bộ cấp cao của ngành này cũng đã bị “gọi tên” với các tội danh như Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Ba đời lãnh đạo cao nhất của PVN qua các thời kỳ đã bị khởi tố, bắt giam. Đó là ông Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Quốc Khánh, Đinh La Thăng. Trong đó, đặc biệt nhất là ông Đinh La Thăng khi ông này sau khi rời ghế Chủ tịch PVN đã kinh qua nhiều trọng trách như Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Giao thông Vận tải, Bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh, rồi Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

Chia sẻ với báo Người Đưa Tin, một cán bộ lão thành (đề nghị không nêu tên) tham gia từ những ngày đầu tiên ngành Dầu khí được thành lập, trực tiếp thăm dò và khai thác trên biển rất nhiều ngày cho biết: Bên cạnh việc ủng hộ quyết tâm của Đảng, Nhà nước xử lý kiên quyết những sai phạm ở PVN thời gian qua, thì ông cũng cảm thấy rất xót xa khi nhìn thấy một số người từng là đồng nghiệp của mình vướng vòng lao lý. Nhiều người trong số đó đã trải qua nhiều ngày vất vả để thăm dò và khai thác dầu khí, là những kỹ sư giỏi chuyên môn.

Theo vị cán bộ này, ngành Dầu khí có những ngày đầu rất gian khổ. Năm 1975, tách ra từ vụ Dầu khí  (tổng cục Địa chất), tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt được thành lập.  Những ngày đầu đó, đội ngũ kỹ sư đã đi thăm dò dầu khí ở Thái Bình nhưng về sau thì chỉ tìm thấy khí đốt mà không có dầu mỏ.  Sau này, chúng ta tiếp nhận tài liệu của chính quyền Sài Gòn về việc thăm dò dầu khí ở khu vực Vũng Tàu. Trên cơ sở đó, chúng ta tiếp tục nghiên cứu, thăm dò và ký hợp tác với Liên Xô.

“Thời hoàng kim của ngành Dầu khí”, theo vị cán bộ này, là lúc “lãnh đạo tập đoàn Dầu khí hoàn toàn là những người trong chuyên ngành nên rất hiểu. Họ tập trung vào công tác thăm dò, khai thác hiệu quả cao. Những năm 1990-1991 ngành Dầu khí có đóng góp rất lớn với sự phát triển kinh tế của đất nước”.

“Thế nhưng, hiện nay rất nhiều cán bộ ngành Dầu khí giỏi chuyên môn, có cống hiến lớn bị đồng tiền làm mờ mắt. "Người ngoại đạo” vào ngành dầu khí lãnh đạo đã mang một tư duy và cách làm khác trước. Họ đã có quyết định đầu tư hàng loạt các dự án ngoài ngành gây thất thoát lớn. Người đứng đầu ngành phải chịu trách nhiệm lớn trong việc để thất thoát tài sản của Nhà nước”, vị cán bộ này nhận định.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.