Nguyễn Hữu Thắng
Đào Thất Thốn được nhiều người lý giải, là loại đào một thốn (độ dài cành bằng một đốt ngón tay) có 7 bông hoa. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng, đào gọi là Thất Thốn vì 7 thốn cây sẽ chia cành một lần hoặc lá đào dài bảy thốn.
Trước kia, hầu như nhà nào ở vườn Nhật Tân (Hà Nội) cũng trồng đào Thất Thốn nhưng trải qua nhiều năm mai một, đến nay chỉ ít người vẫn duy trì được giống đào quý này.
Ghi nhận những tại vườn của ông Lê Hàm (58 tuổi, trú tại Nhật Tân, Hà Nội ) những ngày giáp Tết lại trở nên tấp tập, bận rộn khác hẳn ngày thường. Người ra, người vào, tiếng cười nói rộn ràng giữa mùa đông Hà Nội.
Đào Thất Thốn mang dáng vẻ cổ kính, từ gốc đến cành đào đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì.
Khác với các loại đào thường, thất thốn có thân xù xì, cao hơn mặt đất khoảng 1m.
Theo chia sẻ của chủ vườn này, những gốc đào thất thốn này được ông trồng cách đây khoảng 30 năm. Tính đến nay, ông Hàm sở hữu khoảng 50 gốc đào quý tổng giá trị lên tới gần một tỷ đồng.
Những gốc đào mang dáng vẻ cổ kính, nhiều phần thân cây lạ được nghệ nhân uốn nắn, tạo ra những thế cây độc đáo
Là loại hoa đặc biệt nên cách chăm sóc cũng đặc biệt không kém, để đào thất thốn nở hoa đúng vào dịp Tết Nguyên đán, chủ vườn đã dịch chuyển hơn 100 gốc cây vào trong hệ thống nhà điều hòa để điều tiết, căn chỉnh nhiệt độ để hoa nở đúng theo ý.
Đào thất thốn đòi hỏi người chăm sóc phải tốn nhiều công sức và yêu cầu độ tỉ mỉ cao. Để nuôi dưỡng được cây đào đạt chuẩn và cho hoa nở đúng dịp Tết, ngay từ tháng 10 âm lịch, ông Hàm đã di chuyển những gốc đào quý vào các lô cốt và trang bị điều hòa 2 chiều để chủ động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Trung bình một gốc đào thất thốn được bán với giá vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng với những cây cổ thụ, có thế đẹp, nhiều hoa, nhiều nụ.
Video:
Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!
Bình luận không đăng nhập
Người Đưa Tin Pháp Luật