Dự án biến nước biển thành nước ngọt của 2 nam sinh ở Nghệ An

Dự án biến nước biển thành nước ngọt của 2 nam sinh ở Nghệ An

Nguyễn Anh Ngọc

Nguyễn Anh Ngọc

Thứ 2, 09/04/2018 18:45

Tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2018, dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” của 2 em Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh đã xuất sắc giành giải Nhất lĩnh vực kỹ thuật cơ khí.

image

Dự án biến nước biển thành nước ngọt của hai nam sinh ở Nghệ An

Ý tưởng chưng cất nước biển thành nước ngọt thực chất không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Thực tế một số học sinh ở Nghệ An cũng từng chế tạo ra các công trình biến đổi nước và giành giải cao tại một số cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT).

Tuy nhiên, khi tận mắt nhìn thấy máy chưng cất của em Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh, cùng học lớp 12A3, trường THPT chuyên Phan Bội Châu, tỉnh Nghệ An, thì ban giám khảo lập tức đánh giá đây là công trình hoàn thiện nhất.

Dự án biến nước biển thành nước ngọt của 2 nam sinh ở Nghệ An

Hai nam sinh giành giải Nhất cuộc thi KHKT cấp quốc gia khu vực miền Bắc.

Nói về việc sáng tạo máy chưng cất nước ngọt, em Phùng Văn Long cho hay: “Các dự án chưng cất nước biển khác còn rất nhiều hạn chế, lượng nước chưng cất được ít và hệ thống vận hành không tốt khi hoạt động độc lập ngoài biển. Vì vậy, khi thầy giáo phổ biến về cuộc thi KHKT cấp quốc gia, bọn em đã bàn với nhau đây là cơ hội để thực hiện ý tưởng của mình”.

Theo Mai Nhật Anh, trong khi nghiên cứu những hạn chế của các dự án, các em đã tự đặt câu hỏi vì sao không sử dụng đồng thời nguồn năng lượng từ sóng biển và ánh sáng mặt trời để đạt được kết quả tốt hơn. Nước biển là nguồn tài nguyên vô tận, trong khi đó sóng biển và năng lượng mặt trời là dạng năng lượng sạch. Khi kết hợp không những không gây tác động xấu với môi trường mà càng tạo được nhiều nước ngọt hơn.

“Bọn em áp dụng nguyên lý bay hơi và ngưng tụ chất lỏng, sử dụng năng lượng từ sóng biển để vận hành hệ thống bơm giảm áp. Từ đó làm giảm nhiệt độ sôi của nước biển, giúp tạo thành lượng hơi nước lớn hơn, tăng năng suất của máy”, Mai Nhật Anh giải thích quá trình “hô biến” nước biển thành nước ngọt.

Dự án biến nước biển thành nước ngọt của 2 nam sinh ở Nghệ An (Hình 2).

Mô hình khá nhỏ gọn, nặng khoảng 70kg.

Tuy nhiên Văn Long cũng cho hay, nhược điểm của máy là một số thiết bị được chế ra từ nguyên liệu sắt, rất dễ bị ăn mòn do nước biển. Do thời điểm đó đã gần đến hạn nộp sản phẩm nên thầy trò tạm thời dừng lại để đưa đi thi.

Không ngờ rằng mô hình của 2 em đã vượt trên 200 dự án để giành giải Nhất cuộc thi KHKT cấp quốc gia khu vực miền Bắc, do bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Đồng thời, đây cũng là dự án được chọn đại diện cho Việt Nam tranh tài tại Hội thi KHKT quốc tế được tổ chức tại Mỹ thời gian tới.

“Chúng em đang nghiên cứu, tìm vật liệu thay thế để dự án hoàn chỉnh hơn trước khi đưa sang Mỹ tranh tài. Còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới, chúng em muốn dự án của mình phải hoàn hảo nhất, để chứng tỏ với bạn bè năm châu rằng Việt Nam cũng không thua kém bất cứ nước nào”, Mai Nhật Anh khẳng định.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.