Dự án Cát Linh – Hà Đông bị tố đạo bản đồ: Dân không cần đồ ‘mượn’

Dự án Cát Linh – Hà Đông bị tố đạo bản đồ: Dân không cần đồ ‘mượn’

Trương Ngân Hà

Trương Ngân Hà

Thứ 7, 03/06/2017 14:00

Thông tin ban Quản lý dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông “cầm nhầm” bản đồ duỗi thẳng 8 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội của một sinh viên mà không xin phép khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.

Gửi bạn sinh viên được “mượn” bản đồ,

Chắc hẳn khi biết tin ban Quản lý (BQL) dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sử dụng bản đồ của mình rồi nghe đại diện đơn vị này lý giải xanh rờn là “khai thác từ mạng internet” (mà cụ thể là… Google), bạn cũng như tôi: Sốc toàn tập?

Có lẽ, nếu bạn không phát hiện ra chuyện này thì người dân chúng tôi vẫn tưởng bản đồ thuộc quyền sở hữu của BQL. Theo lẽ thường, ta phải xin phép khi muốn mượn bất cứ thứ gì từ người khác, kể cả những thứ nhỏ bé như cái bút, chiếc thước nếu không muốn bị gọi là “kẻ cắp”.

Huống hồ, bao nhiêu khối óc thực hiện một dự án tỷ đô mà không tự vẽ nổi một cái bản đồ duỗi thẳng 8 tuyến đường sắt đô thị ở Thủ đô mô phỏng theo bản đồ quy hoạch giao thông đường sắt đô thị được duyệt?

Xi nhan Trái Phải - Dự án Cát Linh – Hà Đông bị tố đạo bản đồ: Dân không cần đồ ‘mượn’

 Tấm bản đồ được ban Quản lý dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông "khai thác từ internet". 

Dĩ nhiên, khó có thể tìm thấy điểm “sai” trong lời giải thích của vị đại diện với báo giới. Giờ bạn phản đối mục đích sử dụng mà BQL đưa ra khác nào không muốn “người dân có cái nhìn tổng quan nhất về tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông trong mạng giao thông đường sắt đô thị tổng thể của thành phố”. Bạn thấy đấy, người ta lấy bản đồ trên mạng về để phục vụ lợi ích chung của cộng đồng, để mô tả trực quan cho người dân dễ hiểu chứ có phải dành riêng cho nhân sự của BQL dự án xem đâu mà dư luận phải thắc mắc kia chứ (?!)

Phải liên hệ vụ việc này với chuyện sinh viên ở một trường đại học bị đình chỉ học một năm do mang 8 cuốn sách giáo trình photo cho một số học sinh học khóa dưới hoặc việc các khách sạn ở Đà Nẵng phải than trời khi nhận được công văn yêu cầu nộp tác quyền âm nhạc vì… mở tivi mới thấy thông tin “không sử dụng vào bất cứ một mục đích thương mại nào” của BQL chưa đủ mạnh để bào chữa cho hành động “mượn” bản đồ.

Bây giờ, dù bị phụ thuộc vào “ông biết tuốt” có trí nhớ siêu phàm về mọi lĩnh vực – tức Google và quen tay ghi “sưu tầm” dưới mọi bài viết dù biết rõ tác giả cũng chẳng có bạn sinh viên nào dám bê nguyên xi bài tiểu luận trên mạng về làm của mình để tiết kiệm thì giờ cả.

Việc ông Phó Tổng giám đốc BQL dự án nhắn tin xin lỗi bạn khi điện thoại không liên lạc được rõ ràng có thành ý hơn rất nhiều tuyên bố thẳng thừng của đại diện đơn vị này về cách giải quyết vụ việc (Làm việc trực tiếp với tác giả; nếu tác giả không đồng ý sẽ gỡ bỏ và thay thế bản đồ).

Giờ hãy nghe điện thoại và nói giùm vài câu, rằng dân không cần hưởng lợi từ đồ đi “mượn”!

Thân mến,

Người qua đường

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.