Dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng”: Còn nhiều khúc mắc!

Dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng”: Còn nhiều khúc mắc!

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 5, 28/12/2017 10:28

Họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam đồng thời là Chủ tịch hội đồng thẩm định dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng” cho biết, ông chưa nhìn thấy bất kỳ một văn bản nào về dự án này.

Những ngày qua, người dân trên con phố Phùng Hưng phản ánh, họ cảm thấy thất vọng vì dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng” mãi chưa hoàn thiện. Họ cho rằng, việc thực hiện các bức vẽ trên vòm cầu Phùng Hưng mãi chưa xong làm mất mỹ quan đường phố.

Văn hoá - Dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng”: Còn nhiều khúc mắc!

Đoạn đường ở phố Phùng Hưng được dựng thanh chắn chờ các bức vẽ được hoàn thiện.

Đem thắc mắc của người dân hỏi họa sĩ, giám tuyển dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng” Nguyễn Thế Sơn, PV nhận được câu trả lời: Sở dĩ dự án chưa hoàn thiện là bởi giữa các nghệ sĩ sáng tác tranh với hội đồng thẩm định dự án này chưa có sự thống nhất về mặt nội dung, ý tưởng. Thêm vào nữa là do chưa có kinh phí, phụ thuộc vào thời tiết...

Để dư luận có cái nhìn khách quan, đa chiều PV báo Người Đưa Tin đã liên hệ với họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch hội Mỹ thuật Việt Nam đồng thời là Chủ tịch hội đồng thẩm định dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng”.

Ông Khánh Chương nhận định, nghệ thuật công cộng rất cần phổ biến, nhưng nếu không làm cẩn trọng thì sẽ làm “bẩn” thành phố.

“Tôi không biết dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng” phía nghệ sĩ Hàn Quốc họ bắt đầu từ bao giờ, nhưng đến tháng 11 mới thấy thành lập hội đồng thẩm định”, ông Khánh Chương cho biết.  

Văn hoá - Dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng”: Còn nhiều khúc mắc! (Hình 2).

Con phố vẫn còn ngổn ngang đồ đạc.

Trong quá trình họp hội đồng, Chủ tịch hội đồng thẩm định dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng” Trần Khánh Chương có đưa ra một số ý kiến nhận xét về các bản thảo và về dự án:

“Thứ nhất, phố Phùng Hưng có thể vẽ tranh được, nhưng làm thế nào để giữ được di tích? Tôi đã đặt ra câu hỏi, làm sao để con phố trở nên đẹp hơn chứ không phải thích vẽ gì thì vẽ.

Thứ hai, phía hội đồng có đặt vấn đề với Thành phố Hà Nội là, mục đích vẽ những bức tranh đó để làm gì?, nhưng cái này chưa có văn bản trả lời.

Tiếp nữa, nội dung xuyên suốt của con phố ấy là gì? Chúng tôi đưa ra câu hỏi này vì dự án nằm trên di tích hàng trăm năm. Nếu được, có thể để tên là: “Con đường ký ức”, tức là chỉ vẽ tranh về Hà Nội ngày xưa mà bây giờ người dân không còn nhìn thấy nữa, để mỗi khi ai đó đi qua con đường này thì nhớ về những cái ngày xưa ví dụ như: Làng hoa Ngọc Hà, ô cầu Dền, chợ hoa Đào... Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy có một kế hoạch chi tiết về những nội dung nêu trên”.

Văn hoá - Dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng”: Còn nhiều khúc mắc! (Hình 3).

 

Nói thêm vì lý do dự án chậm tiến độ, ông Trần Khánh Chương cho biết: “Chúng tôi chưa thấy thuyết phục vì phía thực hiện dự án chưa trình được hội đồng những yếu tố cần có trong một dự án công cộng như: Mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung, tổng thể của cả đoạn đường ấy.

Phố Phùng Hưng có hơn 100 vòm, vòm nào vẽ, vòm nào không, vòm nào nên đục thông cho việc đi lại dễ dàng... tôi chưa thấy có một văn bản nào bàn về vấn đề này”.

Trong bài phỏng vấn mới đây với PV báo Người Đưa Tin, họa sĩ, giám tuyển Nguyễn Thế Sơn đã cho biết, tác phẩm mà các nghệ sĩ Việt Nam sáng tạo ra với mong muốn, thông qua tác phẩm của mình kêu gọi mọi người cùng tương tác với chính tác phẩm. Thế nhưng, khi nói về vấn đề tương tác, ông Khánh Chương lại có ý kiến ngược lại:

“Tôi đánh giá các nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo tác phẩm là tốt, nhưng một con đường phải thống nhất về phong cách, về nội dung, về hình thức.

Tôi lấy ví dụ, có tác giả đưa ý tưởng đóng mấy cái biển Hà Nội ngày xưa treo lên thì tôi nghĩ không cần thiết. Hà Nội đang dẹp biển không được thì lại đóng lên, hay vẽ tàu điện thì nhìn như xe buýt, hoặc vẽ mô hình cột nước máy ngày xưa, xây thêm mô hình đó, có thêm cả thùng chứa nước để tái hiện. Vậy câu hỏi đặt ra là xây thêm thì ai trông? Con phố đang dọn gọn không được giờ lại bày ra. Cho nên, chúng tôi không đồng ý làm các tác phẩm chiếm ra ngoài vỉa hè mà chỉ đồng ý cho làm nằm trên tường”.

Cũng theo lời chia sẻ của ông Khánh Chương, các nghệ sĩ đưa ra 18 bức tranh, nhưng sau khi xem tranh, phía hội đồng bác bỏ hết, chỉ một số ít bức tranh được thông qua về nội dung còn hình thức thể hiện thì không được duyệt.

Văn hoá - Dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng”: Còn nhiều khúc mắc! (Hình 4).

Tác phẩm này có để thêm mô hình người bán hàng rong trên vỉa hè, nhưng phía hội đồng không đồng ý lấn xuống vỉa hè.

Khi PV thắc mắc, tại sao chưa thống nhất mà phía nghệ sĩ Hàn Quốc đã bắt đầu vẽ? Ông Khánh Chương cho biết: “Do các nghệ sĩ Hàn Quốc xin được tài trợ nên phải vẽ dự án ngay, chúng tôi đồng ý cho các nghệ sĩ Hàn Quốc vẽ thử. Nhưng, chỉ vẽ thử để đấy thôi còn công trình này chưa thể bắt đầu được”.

Trước câu hỏi của PV là dự án này bao lâu sẽ hoàn thành, ông Khánh Chương thẳng thắn: “Hội đồng chưa duyệt bất cứ một văn bản gì về dự án này nên chưa có thời gian cụ thể bao giờ hoàn thiện. Bởi, hội đồng là người phải chịu trách nhiệm trước Thành ủy, UBND và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Những bức tranh đó chưa duyệt, chưa có chữ ký của ai thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm?. Đây không phải chỗ các nghệ sĩ chơi, để thử nghiệm mà đây là chỗ làm nghiêm túc.

Ở cương vị là Chủ tịch hội đồng thẩm định dự án này, tôi nói thẳng, nếu không có đủ những yêu cầu nêu trên tôi xin từ chức. Phố Phùng Hưng để hàng trăm năm nay còn chẳng vội, vậy thì việc gì cứ phải trong 2 tháng, trong năm nay phải xong. Làm phải thận trọng, để đời. Ít nhất công trình phải để được mấy chục năm, cho con cháu, chứ không thể nào làm xong nhanh lại dỡ đi”.

Văn hoá - Dự án “Nghệ thuật công cộng phố Phùng Hưng”: Còn nhiều khúc mắc! (Hình 5).

Ông Khánh Chương chưa nhận được bất kỳ văn bản nào về dự án.

Cũng theo lời của họa sĩ Trần Khánh Chương, kể từ khi đưa ra những vấn đề vướng mắc nêu trên, ông vẫn chưa thấy có văn bản nào của Thành phố Hà Nội đồng ý cho phép làm dự án này. Bên cạnh đó, các bức tranh phác thảo cũng chưa thấy có chữ ký của ai đồng ý duyệt để vẽ.

Vị họa sĩ này cũng cho biết thêm, trước đó, phía hội đồng và các nghệ sĩ Việt Nam chưa có bất kỳ cuộc họp nào với nhau. Chỉ có cuộc họp giữa đại diện sở Văn hóa, đại diện ban Tuyên giáo, đại diện khu phố cổ và đại diện phía họa sĩ. Nhưng, hội đồng đã “lắc đầu” không tán thành dự án này.

“Theo tôi, đây là vấn đề của Thủ đô, dự án nằm trong khu phố cổ chứ không phải nằm trong khu tập thể, khu chung cư mới xây mà muốn vẽ gì thì vẽ, rồi không thích lại xóa đi. Vì thế, làm phải cẩn trọng, phải chờ thống nhất chứ không thể xong trong ngày một ngày hai”, ông Khánh Chương cho biết thêm.  

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.