Hai trạm cung cấp nước này có công suất quá nhỏ, không đủ đáp ứng nhu cầu nước sạch cho các hộ dân nơi đây, lại đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Mới đây, UBND huyện đã phối hợp với Công ty nước sạch Sông Đà tiến hành khảo sát các tuyến đường để thiết kế đường ống dẫn nước và lập dự toán để thành phố sớm đầu tư kinh phí để thực hiện dự án. Tuy nhiên, theo bà Hiếu, hiện nguồn vốn vẫn chưa có nên dự án vẫn đang đắp chiếu nằm chờ.
Chị Nguyễn Thị Bình – cư dân thôn Văn
Ông Trần Viết Hữu – kỹ sư cấp thoát nước tại Công ty cổ phần nước và môi trường Việt Nam (Viwase) nhận định: “Hầu hết, việc lắp đặt đường ống nước sạch thường không liên quan đến việc giải phóng mặt bằng nên nếu có vốn thì việc đẩy nhanh tiến độ không khó. Đối với hai trạm cấp nước sẵn có, cần có đội duy tu bảo dưỡng công trình nước do xã lập ra thì những công trình sau này nếu được đầu tư vào thì mới không bị hư hại”.
Cũng theo bà Hiếu, hiện nhu cầu nước sạch đang vô cùng cấp bách nên nguyện vọng của người dân thôn Văn nói riêng và xã Thịnh Liệt nói chung muốn khắc phục tình trạng thiếu nước sạch bằng cách ứng tiền trước để xây dựng cơ sở hạ tầng. Ý tưởng trên được hầu hết người dân ủng hộ tuy nhiên trên thực tế người dân thôn Văn đều là lao động tự do, kinh tế không mấy dư dả. Một số gia đình đành “tặc lưỡi” sống chung với nước giếng khoan, bởi không xoay đâu được một khoản tiền từ 5 - 7 triệu/hộ cho việc lắp đặt đường ống dẫn nước. Mặt khác, giải pháp khắc phục trên lại vấp phải sự “không mặn mà” từ phía Công ty nước sạch Sông Đà.
Lý giải nghịch lý này, bà Hiếu cho biết: “Sở dĩ bên phía công ty e ngại trường hợp sau này nguồn vốn vì lý do nào đó không “rót” về thì họ sẽ không biết đào đâu ra tiền để hoàn vốn lại cho người dân”. Được biết, một số xã lân cận khu vực cầu Bươu đã bước đầu được sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, phần lớn các gia đình có nước sạch để dùng là do họ cùng góp tiền để nhờ Công ty nước sạch của Hà Đông cũ.
Tại địa bàn thôn Văn, hiện tại mới chỉ có hơn 20 hộ dân thuộc khu tập thể Học viện Quốc tế thuộc địa bàn thôn Thượng đã tự bỏ tiền ra lắp đường ống dẫn nước sạch sau khi cam kết chấp nhận trường hợp nếu dự án chính thức triển khai thì nguồn kinh phí mình tự bỏ ra sẽ không được hoàn lại.
Tuy nhiên, trên thực tế, số hộ gia đình đã được sử dụng nước sạch không nhiều nên tình trạng người dân dài cổ ngóng nước vẫn phổ biến trên địa bàn xã Thịnh Liệt.
P.V