Nhiệt độ thấp nhất: 20-22 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 24-26 độ.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực này có mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Gió đông đến đông nam cấp 2-3.
Phía Tây Bắc Bộ
Nhiệt độ thấp nhất: 18-21 độ, có nơi dưới 17 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 28-31 độ, riêng khu Tây Bắc 31-34 độ, có nơi trên 34 độ.
Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; riêng khu vực Tây Bắc đêm có mưa vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng, gió nhẹ.
Phía Đông Bắc Bộ
Nhiệt độ thấp nhất: 18-21 độ, vùng núi có nơi dưới 18 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 23-26 độ, có nơi trên 26 độ.
Nhiều mây, đêm và sáng có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Gió đông đến đông nam cấp 2-3.
Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế
Nhiệt độ thấp nhất: 21-24 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 25-28 độ, phía Nam có nơi trên 28 độ.
Nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng, gió nhẹ.
Đà Nẵng đến Bình Thuận
Nhiệt độ thấp nhất: 22-25 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 30-33 độ.
Dự báo thời tiết có mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc đến đông cấp 2-3.
Tây Nguyên
Nhiệt độ thấp nhất: 17-20 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 30-33 độ, có nơi trên 33 độ.
Thời tiết khu vực này có mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông cấp 2-3.
Nam Bộ
Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ.
Nhiệt độ cao nhất: 32-35 độ; riêng miền Đông 35-36 độ.
Khu vực Nam Bộ có mây, đêm không mưa, ngày nắng, riêng miền Đông có nắng nóng. Gió đông đến đông nam cấp 2-3.
Chủ động phòng tránh bệnh giao mùa
Tăng cường sức đề kháng: Để tăng cường đề kháng, cách tốt nhất là chúng ta cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý, khoa học. Cân bằng dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Ăn đa dạng các loại thực phẩm và tăng cường các loại thức ăn giúp nâng cao hệ miễn dịch như: các thức ăn giàu protein (chất đạm), omega 3 có trong cá, các loại thực phẩm giàu vitamin và vi chất như sắt, kẽm, selen, … Ăn nhiều rau củ quả và các loại hạt, hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn. Ăn lượng dầu mỡ vừa phải, giảm lượng đường và muối. Chú ý uống đủ nước và đúng cách. Ngoài ra cần lưu ý bảo đảm các quy tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ngoài ra, tăng cường bổ sung vitamin trong các loại rau, củ, quả và uống nhiều nước. Nên sử dụng thêm các loại nước ép bổ sung vitamin C như nước cam, nước ổi…
Tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao: Việc rèn luyện thể dục thể thao giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Khi cơ thể bị virus xâm nhập, một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ tấn công nhanh hơn và tiêu diệt các loại virus gây hại đó. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, mỗi ngày bạn cần vận động thể dục thể thao từ 30 phút - 1 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tạo môi trường sinh hoạt thông thoáng: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh, sát khuẩn vùng họng, răng miệng bằng nước muối loãng hoặc các dung dịch súc miệng khác sẽ giúp loại bỏ và hạn chế sự sinh sôi phát triển của các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, cần tạo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng và hạn chế tập trung chỗ đông người, đặc biệt hạn chế trò chuyện với người mắc bệnh cúm và các bệnh đường hô hấp.
Trúc Chi (t/h)