Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây mở rộng về phía Đông Nam với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng Foehn mạnh nên nắng nóng đã mở rộng ra khu vực Bắc Bộ với nhiệt độ dao động trong khoảng từ 34-36 độ, có nơi trên 37 độ;
Ở các tỉnh ven biển Trung Bộ tiếp tục đón tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi trên 40 độ. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-17 giờ.
Nắng nóng ở các tỉnh Bắc Bộ có khả năng kéo dài 2-3 ngày tới; ở Trung Bộ tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày tới.
Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt kéo dài trong những ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Trung Bộ.
Ngoài ra, nắng nóng có tác động và gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Ở Hà Nội nắng là vậy nhưng nghe tin ở Ấn Độ thì có lẽ chúng ta vẫn còn may mắn hơn họ bởi Ấn Độ đang trải qua thời gian nắng nóng khủng hoảng trong vòng 100 năm trở lại đây.
Đi kèm với tình trạng nắng gắt là hiện tượng mất nước. Tại các khu ổ chuột, các vùng ngoại ô đông dân, mỗi hộ gia đình được cấp 600 lít nước vào cả mùa hè lẫn mùa đông và luôn không đủ để "sống sót" cho đến lần nhận nước tiếp theo.
Trái Đất ngày một nóng lên, nhiệt độ trung bình của thập niên sau bao giờ cũng cao hơn thập niên trước, số lượng ngày nắng nóng kỉ lục kinh hoàng tăng cao kéo theo hàng trăm ngàn hệ luỵ.
Năm 1900, ở Ấn Độ đã xảy ra một trận nắng nóng gay gắt, không mưa và nhiệt độ tăng cao từ 40 – 45 độ C trong suốt nhiều ngày liên tục. Số người thiệt mạng dao động từ 250.000 tới gần 3,25 triệu người.
Tại Trung Quốc, trong vòng 5 năm từ 1936 tới 1941, tại tỉnh Tứ Xuyên đã có tới 2 trận nắng nóng khủng khiếp dẫn tới hạn hán, kết liễu sinh mạng của 2,5 triệu người.
Mùa hè năm 1936, nước Mỹ chịu đựng trận nóng tàn bạo nhất trong lịch sử khi nhiệt độ nhiều khu vực lên đến 49 độ C, trung bình là 41 độ C khiến khoảng 5.000 người thiệt mạng.
Là một đất nước khí hậu ôn đới nhưng năm 2010, Nga đã phải hứng chịu đợt nắng nóng tồi tệ khi nhiệt độ vượt ngưỡng 40 độ C.
Ở một số nơi, mức nhiệt lên tới 44 độ C như Yashkul, Belogorsk. Khoảng 56.000 người Nga đã thiệt mạng đồng thời khiến 86.000 ha rừng ở nước này trở thành củi đun.
Năm 2003 được gọi là năm nóng bỏng nhất châu Âu kể từ năm 1540 khiến hơn 70.000 người thiệt mạng.
Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu, những đợt nắng nóng sẽ tăng lên theo tần suất và tăng cường cho tới năm 2040 thậm chí ngay cả khi cộng đồng quốc tế cố gắng giảm bớt khí thải nhà kính.
Và đây cũng chính là thời gian chúng ta được ngắm nhiều mốt thời trang đường phố hơn bao giờ hết. Từ rơm rạ, cho tới phát minh gắn quạt sau xe cũng được dân tình nhiệt tình vote phiếu cao.
Khi có việc phải ra đường, người dân nghĩ ra muôn kiểu chống chọi với cái nắng như thiêu như đốt. Dường như chị em nhà ta ai cũng hóa "ninja" khi ra đường vào thời điểm này.
Dưới đây là thông tin về thời tiết của một số vùng trên cả nước:
Nội dung: Minh Anh
Thiết kế: Thế Hiệp