Vật thể được biết đến với tên A/2017 U1 đã được các nhà thiên văn học phát hiện tuần trước qua kính thiên văn Pan-STARRS 1 ở Hawaii.
Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đối tượng gần Trái đất tại Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA tại Pasadena, California cho biết: “Chúng tôi đã chờ đợi ngày này trong suốt nhiều thập kỷ. Đã có những lý thuyết cho rằng các vật thể như vậy tồn tại- các tiểu hành tinh hoặc sao chổi di chuyển giữa các ngôi sao và đôi khi chúng đi qua hệ mặt trời của chúng ta. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên chúng ta ghi nhận được chúng. Cho đến nay, mọi thứ cho thấy đây có thể là một vật thể liên sao. Chúng ta cần nhiều dữ liệu hơn để giúp xác nhận nó”.
Chodas và các nhà nghiên cứu khác đã đưa ra kết luận sơ bộ về quỹ đạo hyperbol của A/2017, giúp nó thoát ra khỏi hệ mặt trời.
Khi A/2017 U1 lần đầu tiên được phát hiện, nó được cho là một sao chổi và được đặt tên C/2017 U1. Tuy nhiên, các quan sát khác đẽ tiết lộ bằng chứng về việc chúng bao gồm một đám mây khí quyển và bụi xung quanh lõi sao chổi. Tên gọi của vật thể này vì vậy cũng đã được thay đổi cho phù hợp.
Các nhà thiên văn học đã sử dụng kiến thực về quỹ đạo của vật thể để xây dựng lại con đường A/2017 U1 ghé qua hệ mặt trời của chúng ta. Nó có chiều dài dưới 1.300 feet (400 mét), A/2017 tiến về từ hướng chòm sao Lyra (Thiên Cầm) với vận tốc 57.000 dặm /giờ (92.000 km /giờ).
A/2017 U1 xuất hiện gần như vuông góc với quỹ đạo, mặt phẳng mà trong đó có tám hành tinh lớn quay quanh (Hệ mặt trời). Vào ngày 14/10, nó đã ở vị trí gần nhất so với trái đất, khoảng 15 triệu dặm, bằng 60 lần khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng.
Hiện, vật thể đang di chuyển rất nhanh và theo một quỹ đạo cho thấy nó đang trong hành trình thoát khỏi hệ mặt trời và sẽ không trở lại.
Các nhà khoa học đang cố gắng nghiên cứu A/2017 U1 với một số kính thiên văn khác nhau trước khi nó biến mất khỏi tầm nhìn mãi mãi. Điều này sẽ giúp khẳng định câu chuyện về nguồn gốc của nó cũng như làm sáng tỏ quá trình hình thành các hành tinh trong khu vực vũ trụ của chúng ta.