Du lịch bền vững sau đại dịch: Cần sự đóng góp của tất cả các bên

Du lịch bền vững sau đại dịch: Cần sự đóng góp của tất cả các bên

Nguyễn Lê Tùng Phong

Nguyễn Lê Tùng Phong

Thứ 4, 16/03/2022 18:07

Để du lịch châu Á thay đổi và tiến tới phát triển bền vững sau đại dịch, các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế đều cần chung tay hợp tác và thay đổi.

Chiều 16/3, nhiều chuyên gia và đại diện doanh nghiệp đã ngồi lại cùng thảo luận về chính sách và thực tiễn du lịch bền vững sau đại dịch, trong khuôn khổ sự kiện SEADS do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) phối hợp tổ chức. 

Buổi thảo luận có sự tham gia của chuyên gia ngành du lịch Steven Schipani từ ADB, Giám đốc Văn phòng Du lịch Macao (Trung Quốc) Maria Helena de Senna Fernandes, Chompan Kulnides từ tập đoàn Minor International, chuyên gia di sản văn hóa của UNESCO Montira Horayangura-Unakul, và giáo sư Susanne Becken từ Đại học Griffith, Australia.

Bà Maria Helena de Senna Fernandes cho rằng du lịch đang phục hồi chậm lại, nhưng con đường phục hồi vẫn còn dài phía trước. Macao (Trung Quốc) cũng đã có một số biện pháp nhằm tăng cường khả năng phục hồi, bao gồm khuyến khích người dân địa phương du lịch tại chỗ, quảng bá du lịch qua các lễ hội và sự kiện nổi bật, và sử dụng du lịch để hỗ trợ các lĩnh vực kinh tế khác như thương mại điện tử và thể thao. 

Theo bà Fernandes, ngành du lịch cũng phải thay đổi mạnh mẽ sau đại dịch. “Đại dịch đã cho chúng tôi cơ hội để đánh giá lại điều gì đang xảy ra, điều gì chúng tôi có thể làm tốt hơn và chúng tôi làm được gì để khiến du lịch trở nên bền vững hơn cho cả phía người dân địa phương và du khách”. 

Kinh tế vĩ mô - Du lịch bền vững sau đại dịch: Cần sự đóng góp của tất cả các bên

Các đại biểu tham gia buổi tham luận về phát triển du lịch bền vững trong khuôn khổ hội thảo SEADS. 

Về khía cạnh nhân lực trong ngành du lịch sau đại dịch, ông Schipani đề cập đến việc một bộ phận người trẻ có thái độ tiêu cực đối với công việc trong ngành này. Đáp lại điều này, bà Chompan Kulnides cho biết: “Minor International coi trọng khía cạnh phát triển con người của ngành, từ đào tạo, tái đào tạo cho đến duy trì liên lạc với nhân viên.” 

“Tôi nghĩ rằng cần nhìn nhận công việc trong ngành du lịch là một “phần thưởng toàn diện” cho các nhân viên chứ không chỉ đánh giá mức lương thưởng cơ bản”. Cơ hội phát triển bản thân, tiếp xúc với nhiều quá trình và ngành nghề đa dạng và tham gia môi trường đa văn hóa, đa dân tộc có thể là điểm hấp dẫn của ngành du lịch, theo bà Kulnides.

Các tổ chức quốc tế như UNESCO cũng có các chương trình riêng để đóng góp xây dựng ngành du lịch thân thiện với môi trường và cộng đồng địa phương hơn. Chuyên gia của UNESCO Montira Horayangura-Unakul đã đề cập đến Cam kết Du lịch Bền vững - một sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao ý thức du khách và giúp bảo tồn các địa điểm du lịch thuộc nhóm di sản.

Quá trình chuyển đổi số cũng đang khiến cách các địa điểm di sản thay đổi cách thức thu hút và thể hiện bản sắc của mình trước du khách. Bà Unakul đưa ra một số khía cạnh nhất định của ứng dụng công nghệ trong du lịch: “Hướng dẫn viên hoặc người địa phương có thể dẫn du khách thăm quan di sản được số hóa… Các bảo tàng cũng có thể trưng bày bộ sưu tập đồ cổ của mình để mời gọi người thăm quan; không may là sẽ có người có mong muốn tìm hiểu và cả có người muốn trộm chúng”. 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.