Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế

Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế

Lê Công Thành

Lê Công Thành

Chủ nhật, 13/02/2022 16:53

Những ngày đầu năm cùng ngắm vẻ đẹp của những dải rừng trồng ngập mặn được ví như miền Tây xứ Huế.

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế

Nằm ở hạ nguồn sông Hương, Rú Chá thuộc thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, TP.Huế, là một trong những khu rừng ngập mặn nguyên sinh quý hiếm còn sót lại trên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và của cả nước.

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 2).
Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 3).

Trước đây, cánh rừng Rú Chá nguyên thủy có diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 4 ha với  loài cây chính là giá (tiếng địa phương là chá) chiếm hơn 85%. Từ năm 2015, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế đã triển khai dự án đầu tư phát triển rừng bền biển và đầm phá đã đầu tư mở rộng diện tích Rú Chá lên gần 30ha.

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 4).

Ngoài cây chá, giờ đây cánh rừng còn được trồng thêm đước, sú, dừa nước…Sau 6 năm thực hiện dự án, hiện cánh rừng này không chỉ trở thành một khu rừng ngập mặn tập trung, là bức bình phong chắn sóng gió hiệu quả mà còn là điểm du lịch thu hút nhiều người đến tham quan.  Nhiều người ví vẻ đẹp của “lá phổi xanh” Rú Chá như một miền Tây của xứ Huế mộng mơ.

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 5).

Những ngày đầu năm, dưới sự hướng dẫn của nữ cán bộ Hạt kiểm lâm TP.Huế, Hoàng Kim Quy, PV được chứng kiến những đổi thay tại cánh rừng ngập mặn đẹp, tươi xanh như tranh vẽ này.

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 6).

Một ngôi nhà tranh của cặp vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp, bà Trần Thị Hồng nằm lọt thỏm giữa cánh rừng.

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 7).
Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 8).

Diện tích rừng được mở rộng, tươi xanh, trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại thuỷ hải sản khiến cuộc sống của vợ chồng ông Đáp, bà Hồng ngày càng có thêm thu nhập.

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 9).
Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 10).

Nét hoang sơ, trong lành của cánh rừng đã thu hút nhiều du khách về đây tham quan, chụp ảnh.

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 11).

Một du khách tản bộ trên con đường bê-tông nhỏ, uốn lượn hài hoà trong khu rừng.

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 12).

Anh Nguyễn Văn Duy, trú ở Đà Nẵng chia sẻ, năm nay gia đình anh quyết định ra Huế và tìm về cánh rừng Rú Cha để du xuân. "Tham quan nhiều cánh rừng ngập mặn ở Đà Nẵng, Quảng Nam rồi nhưng vẫn thấy rừng Rú Chá có một vẻ đẹp rất đặc biệt. Đặc biệt là công tác trồng, bảo vệ cánh rừng ở đây quá chuyên nghiệp. Vừa trồng mở rộng thêm diện tích, xây dựng đường đi nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ, tự nhiên vốn có", anh Duy chia sẻ.

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 13).

Cũng nằm trong dự án triển khai trồng rừng ngập mặn trên vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, vùng đầm phá Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (tỉnh Thừa Thiên-Huế) là nơi được trồng với diện tích hơn 35ha. 

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 14).

Sau 6 năm trồng, chăm sóc những cây dừa nước, bần chua, đước… đã thành rừng, tập trung ở khu vực đầm phá thuộc các thôn Thủy Lập, Tháp Nhuận và Hà Công.

Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 15).
Dân sinh - Du xuân trong những dải rừng ngập mặn được ví như miền Tây ở xứ Huế (Hình 16).

Đầu tháng 11/2021, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức bàn giao 35,5ha rừng ngập mặn thuộc tiểu khi 88 cho xã Quảng Lợi tiếp tục quản lý, bảo vệ, làm cơ sở xây dựng phương án giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình bảo vệ và hưởng lợi. Ngoài khai thác thuỷ hải sản, người dân còn tận dụng lá dừa nước được bàn giao để làm nhà, sản xuất thủ công mỹ nghệ tăng thêm thu nhập cuộc sống.

Lê Kông

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.