Đưa làng chài ở Thanh Hóa lên bờ:

Đưa làng chài ở Thanh Hóa lên bờ: "Đã an cư, cần lạc nghiệp"!

Phạm Xuân Chinh
Thứ 7, 26/08/2023 | 22:00
0
Làng chài Thiệu Vũ được nhà nước đưa lên bờ, cấp đất, hỗ trợ xây nhà. Họ đã "an cư", nhưng không biết chữ, bỏ nghề cá tìm việc làm mới để "lạc nghiệp" không hề dễ.

Giữa tháng 8/2023, 28 hộ dân làng chài tại xã Thiệu Vũ, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa được nhà nước đưa lên bờ ổn định cuộc sống. Họ được chính quyền cấp đất ở tại mặt bằng quy hoạch tái định cư thuộc thôn Lam Đạt, xã Thiệu Vũ; được MTTQ, các mạnh thường quân và Tòa giám mục, Caritas Giáo phận Thanh Hóa hỗ trợ tiền xây nhà.

Từ đây, họ chấm dứt cảnh hàng chục năm, thậm chỉ nhiều đời phải lênh đênh sông nước. Con cháu họ có điều kiện được chăm sóc y tế, có điều kiện học hành tốt hơn. Tất cả họ đều vui mừng, phấn khởi, cảm động, biết ơn Đảng, Nhà nước, MTTQ, các mạnh thường quân ...

Tuy nhiên, dù đã an cư, nhưng phần lớn họ vẫn còn trăn trở, lo lắng khi thời gian tới phải giải bản tàu thuyền, bỏ nghề đánh cá lên bờ thì sẽ làm gì để mưu sinh. Xóm vạn chài đã được an cư, nhưng phải làm gì để lạc nghiệp? Vì, tất cả họ không có đất sản xuất, không có tay nghề gì ngoài nghề đánh tôm cá, phần lớn không biết chữ.

Dân sinh - Đưa làng chài ở Thanh Hóa lên bờ: 'Đã an cư, cần lạc nghiệp'!

Khu tái định cư làng chài tại thôn Lam Đạt, xã Thiệu Vũ.

Hơn mười ngày sống trong ngôi nhà mới khang trang tại thôn Lam Đạt, nhưng bà Nguyễn Thị Phượng (70 tuổi) vẫn chưa tin đây là sự thật. Đêm ngủ, bà Phượng vẫn mường tượng âm thanh sóng vỗ mạn thuyền, vẫn giật mình với hình ảnh chiếc thuyền chông chênh trước gió bão.

Bà Phượng cho hay, gia đình bà 4 đời làm nghề đánh cá, sống lênh đênh sông nước. Càng ngày, cá tôm ít dần, dân vạn chài chèo thuyền ngược xuôi dòng sông Chu, nhưng vẫn chịu cảnh "bữa đói bữa no". Nhiều đời làm nghề đánh cá, nhưng bà Phượng và các hộ dân xóm vạn chài không nghĩ và không dám mơ mình đủ tiền lên bờ mua đất ở, xây nhà.

Cùng tâm trạng với bà Phượng, bà Nguyễn Thị Thơm (52 tuổi), trú tại thôn Lam Đạt chia sẻ, bà sinh ra trong gia đình làm nghề chài lưới tại sông Chu. Ngày xưa, bố mẹ sinh ra bà ở dưới thuyền, 19 tuổi, bà Thơm lấy chồng và theo chồng làm nghề sông nước. Cuộc sống của họ bám lấy con thuyền, lênh đênh sông nước, những đứa con của họ cũng được sinh ra và lớn lên trên thuyền.

Dân sinh - Đưa làng chài ở Thanh Hóa lên bờ: 'Đã an cư, cần lạc nghiệp'! (Hình 2).

Những ngôi nhà cấp 4 được thiết kế và xây dựng rất đẹp mắt.

Khi được nhà nước cấp đất, hỗ trợ xây nhà, bà Thơm rất cảm động. Kể từ nay, ngày mưa bão, gia đình bà không phải chịu cảnh hiểm nguy rình rập.

Dù đã lên bờ, nhưng chồng bà vẫn ở dưới sông tiếp tục làm nghề đánh cá mưu sinh nuôi gia đình. Hàng ngày, 2 – 3 lượt, bà Thơm lại chạy xuống sông mang tôm cá chồng đánh được đi bán mua gạo và nhu yếu phẩm cho gia đình. Ngoài đánh cá, hiện tại vợ chồng bà Thơm không biết làm nghề gì khác.

Chị Nguyễn Thị Hòa (38 tuổi) vui vẻ dẫn chúng tôi về thăm ngôi nhà mới của gia đình tại khu tái định cư thôn Lam Đạt. Vốn sinh ra trong gia đình làm nghề chài lưới tại phường Đông Thọ, TP.Thanh Hóa. Từ Thiệu Hóa, anh Nguyễn Văn Trọng (chồng chị Hòa) trong một lần xuôi thuyền dọc sông Chu tìm tôm cá thì họ gặp nhau. Cái duyên và nghiệp sông nước khiến tình yêu họ nảy nở, kết duyên, sinh con đẻ cái và mưu sinh trên sông nước gần 20 năm nay.

Dân sinh - Đưa làng chài ở Thanh Hóa lên bờ: 'Đã an cư, cần lạc nghiệp'! (Hình 3).

Đường nhựa, bê tông chạy qua nhà dân tại khu tái định cư.

Được nhà nước cấp đất ở, chính quyền hỗ trợ, vợ chồng chị Hòa bỏ ra 80 triệu đồng tích góp hàng chục năm trời để xây nhà. Dù ngôi nhà thuộc loại “đơn sơ” nhất xóm, nhưng chị Hòa vẫn chưa tin một ngày vợ chồng họ lại có khối tài sản lớn như vậy.

Dù đã lên bờ, nhưng chồng chị Hòa vẫn bám thuyền đánh cá để nuôi gia đình. Dứt câu chuyện với PV, người phụ nữ ấy khóa cửa, chạy xuống sông với chồng. Không đánh cá thì giờ vợ chồng chị Hòa cũng không biết làm gì có tiền để nuôi con ăn học.

Theo quan sát, vị trí xây dựng khu tái định cư ở thôn Lam Đạt là khu đất đẹp, bằng phẳng, cách không xa UBND xã Thiệu Vũ. Đường bê tông đã chạy tới cửa nhà, điện đường thắp sáng thâu đêm. Các dãy nhà được thiết kế, xây dựng kiên cố, rất đẹp mắt. Nó được coi là một khu dân cư kiểu mẫu ở vùng nông thôn này.

Dân sinh - Đưa làng chài ở Thanh Hóa lên bờ: 'Đã an cư, cần lạc nghiệp'! (Hình 4).

Rác thải sinh hoạt được tập kết, xử lý đúng quy định nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Văn Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Vũ cho biết, 28 hộ dân được cấp đất, hỗ trợ xây nhà tại khu tái định cư thôn Lam Đạt là đồng bào công giáo. Theo thống kê, địa phương có hơn 140 hộ dân vạn chài sống dọc sông Chu, năm 2008, địa phương đã vận động đưa 35 hộ lên bờ và nay thêm 28 hộ.

Ông Vũ chia sẻ, phần lớn họ không biết chữ, có hàng chục năm thậm chí nhiều đời làm nghề đánh cá, gắn với sông nước nên quá trình vận động, đưa lên bờ gặp nhiều khó khăn.

Dân sinh - Đưa làng chài ở Thanh Hóa lên bờ: 'Đã an cư, cần lạc nghiệp'! (Hình 5).

Có nằm mơ thì bà Phượng, bà Thơm cũng không nghĩ có ngày mình được sống trông căn nhà khang trang như thế này.

Theo ông Vũ, 28 hộ dân được nhà nước cấp đất ở, được hỗ trợ tiền xây nhà, nhưng không có đất sản xuất. Hiện tại, phần lớn các hộ vẫn làm nghề đánh cá, nhưng về lâu dài khi đã lên bờ họ phải giải bản tàu thuyền (bán, hoặc hủy bỏ thuyền) chấm dứt nghề đánh cá). Làm sao để các hộ dân đã “an cư”, được “lạc nghiệp” là trăn trở và mục tiêu lâu dài của cấp ủy chính quyền địa phương.

Bước đầu, địa phương đã hỗ trợ các hộ dân lên bờ thay đổi tập quản sản xuất, chuyển đổi việc làm bằng cách mời các doanh nghiệp về giới thiệu việc làm, đào tạo nghề ...

Dân sinh - Đưa làng chài ở Thanh Hóa lên bờ: 'Đã an cư, cần lạc nghiệp'! (Hình 6).

Một góc khu tái định cư làng chài ở thôn Lam Đạt, xã Thiệu Vũ.

Dân sinh - Đưa làng chài ở Thanh Hóa lên bờ: 'Đã an cư, cần lạc nghiệp'! (Hình 7).

Các hộ được cấp từ 108 - 125m2 đất ở, được hỗ trợ tổng 150 triệu đồng xây nhà.

Dân sinh - Đưa làng chài ở Thanh Hóa lên bờ: 'Đã an cư, cần lạc nghiệp'! (Hình 8).

Cờ tổ quốc được treo ngay ngắn, trang nghiêm trước nhà của các hộ dân.

Ông Nguyễn Văn Vũ thừa nhận, với đối tượng thanh niên thì việc chuyển đổi nghề nghiệp không khó, nhưng với người trung cao tuổi, không biết chữ thì bỏ nghề đánh cá, tìm việc làm mới gặp nhiều khó khăn.

Tại lễ bàn giao nhà cho bà con, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu, các địa phương có đồng bào sinh sống trên sông khẩn trương hoàn thành việc cấp đất, hỗ trợ kinh phí và xây dựng nhà ở để nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Ông Hưng đề nghị bà con sau khi lên bờ, ổn định cuộc sống, cần nhanh chóng giải bản tàu bè, tích cực tham gia sản xuất, chăm lo cuộc sống gia đình, nhất là việc học hành của con em, tích cực tham gia các phong trào tại địa phương.

Chính quyền địa phương, các cấp, các ngành cần nghiên cứu tạo sinh kế lâu dài cho bà con, rà soát, phân loại đối tượng trong độ tuổi lao động để tư vấn, hỗ trợ tìm việc làm phù hợp.

Diễn biến “nóng” bất thường tại phủ vàng của Thanh Hóa

Thứ 6, 25/08/2023 | 10:10
Khoan thăm dò chưa được cấp phép; đào giếng sâu tới 21m, gia cố bằng ván gỗ, đã gặp nước vẫn không dừng lại là những bất thường tại thủ phủ vàng ở Thanh Hóa.

Thênh thang giữa làng chài trên cao nguyên

Thứ 6, 17/04/2020 | 11:10
Tiết trời mỗi ngày càng khô hanh. Nắng gắt khiến cỏ cây héo úa, đồng ruộng nứt nẻ. Cũng độ này, khi những con suối bắt đầu rút nước cũng là lúc cư dân làng Dlâm nhộn nhịp mùa chài lưới. Những buổi sáng tinh mơ nơi bến sông đầy ắp tiếng cười, những cư dân nghèo lòng hân hoan trở về trên con thuyền đầy ắp tôm, cá.

Khoảng lặng ở xóm chài nhỏ trên dòng Lô Giang

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:42
Nằm giữa trung tâm thành phố Tuyên Quang, nhưng ít ai biết đến những con người không một tấc đất cắm dùi, phải sống trên những chiếc thuyền nhỏ bé, tròng trành đầu con sóng. Những con người cùng số phận tạo thành xóm chài nhỏ mưu sinh cùng dòng nước lúc vơi, khi cạn. Cuộc sống của họ như một mảng màu trầm trong cuộc sống muôn màu sắc.
Cùng tác giả

Thanh Hóa xử lý, lập lại trật tự 100 cơ sở chế biến gỗ keo không phép

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:58
Là địa phương có khoảng 120.000 ha đất rừng trồng keo, xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép.

Hàng trăm hộ dân miền núi Thanh Hóa hiến đất, đập nhà để mở đường

Thứ 4, 15/05/2024 | 19:09
140 hộ dân tại huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) tự nguyện hiến đất, tài sản để mở rộng đường, giúp dự án triển khai thuận lợi, góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Thiếu nữ khoe sắc bên ruộng lúa bậc thang ở Pù Luông

Thứ 3, 14/05/2024 | 19:49
Khi lúa tại các thửa ruộng bậc thang ở Khu du lịch Pù Luông (Thanh Hóa) vào vụ chín cũng là lúc du khách về đây du lịch, ngắm cảnh, trải nghiệm và chụp ảnh lưu niệm

Trại nuôi 30.000 con lợn ở Thanh Hóa gây hôi thối, ảnh hưởng tới dân

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:36
Trại chăn nuôi 30.000 con lợn của Công ty CP Đầu tư nông nghiệp Agri – Vina ở huyện Lang Chánh, (Thanh Hoá) gây mùi hôi thối, ảnh hưởng tới người dân địa phương.

Thông tin mới vụ đối tượng "vượt ngục" về quê làm chế độ thương binh

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:47
Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định chấm dứt chế độ, truy thu 208 triệu đồng với ông Nam – người “vượt ngục” trở về quê làm chế độ thương binh
Cùng chuyên mục

Bộ Lao động cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động qua Australia

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:01
Bộ LĐ-TB&XH vừa có công văn gửi các tỉnh, thành phố về việc phối hợp thông tin để ngăn chặn tình trạng lừa đảo làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia.

Ngư dân “điêu đứng” vì thiết bị giám sát hành trình tàu cá trục trặc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:24
Việc hàng trăm tràu cá đang hoạt động trên biển bị mất tín hiệu với trạm bờ đã khiến ngư dân “điêu đứng” và gây khó khăn cho việc quản lý.

Tp.HCM: Vì sao có dự án chống ngập nhưng Tp.Thủ Đức vẫn ngập do mưa?

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:01
Thành phố Thủ Đức mới có một dự án duy nhất đã hoàn thiện là hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân nên vẫn còn tình trạng ngập khi mưa lớn, triều cường.

Xử phạt 2 tàu cá không duy trì kết nối thiết bị giám sát hành trình

Thứ 5, 16/05/2024 | 21:00
Tàu cá bị phạt có thời gian mất kết nối giám sát hành trình khi đang hoạt động trên biển hơn 10 ngày và không nằm trong các trường hợp bất khả kháng theo quy định.

Ấm lòng bữa cơm “2K” giữa lòng phố núi

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:30
Dù mới đi vào hoạt động nhưng bếp ăn “2K” đã trở thành điểm “nương tựa” của hàng trăm bệnh nhân nghèo, giữa thời điểm vật giá leo thang.
     
Nổi bật trong ngày

Hàng chục khách du lịch nghi ngộ độc thực phẩm: Bình Thuận chỉ đạo khẩn

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:37
UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các khu du lịch.

Thanh Hóa xử lý, lập lại trật tự 100 cơ sở chế biến gỗ keo không phép

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:58
Là địa phương có khoảng 120.000 ha đất rừng trồng keo, xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Thanh Hóa có hơn 100 cơ sở băm dăm, chế biến gỗ keo trái phép.

Ngư dân “điêu đứng” vì thiết bị giám sát hành trình tàu cá trục trặc

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:24
Việc hàng trăm tràu cá đang hoạt động trên biển bị mất tín hiệu với trạm bờ đã khiến ngư dân “điêu đứng” và gây khó khăn cho việc quản lý.

Dự báo thời tiết ngày 16/5/2024: Cảnh báo mưa dông giờ tan tầm

Thứ 5, 16/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (16/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 17/5: Thông tin mới nhất vụ hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Hơn 500 người ngộ độc do ăn bánh mì: Chủ tiệm thanh toán gần 600 triệu viện phí; Chi 7 triệu đồng để căng da mặt trẻ hóa cô gái 31 tuổi "tiến mất tật mang"...